"Chính phủ kiến tạo phát triển là Chính phủ không ngừng tự đổi mới"

daikieu daikieu @daikieu

"Chính phủ kiến tạo phát triển là Chính phủ không ngừng tự đổi mới"

Đó là nhận định của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Mùa A Sơn về Chính phủ kiến tạo phát triển – Thông điệp mới của Chính phủ nhiệm kỳ mới.

15/02/2017 05:48 PM
168

Đó là nhận định của ông Mùa A Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên về Chính phủ kiến tạo phát triển – Thông điệp mới của Chính phủ.

Tại Hội nghị cải cách hành chính diễn ra vào tháng 7 năm ngoái, người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển.

Nghị quyết 100/NQ-CP, ngày 18/11/2016 của Chính phủ về “Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021”, trong đó xác định, “xây dựng tổ chức bộ máy của Chính phủ…với nguyên tắc Chính phủ kiến tạo phát triển” – một thông điệp mới đang được dư luận hết sức quan tâm, đồng tình, ủng hộ.

Nhân dịp Chính phủ ban hành Nghị quyết 100/NQ-CP nêu trên, Phóng viên đã có cuộc trao đổi

với ông Mùa A Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên về Chính phủ kiến tạo phát triển.

PV: Thưa ông, cần hiểu về nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” như thế nào cho phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 100/NQ-CP?

Ông Mùa A Sơn: Trước tiên, chúng ta có thể khẳng định “Chính phủ kiến tạo phát triển” phải là một Chính phủ gương mẫu, đi đầu.

Thứ hai, phải là Chính phủ không ngừng tự đổi mới, cải cách.

Thứ ba, phải luôn tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, tổ chức, công dân được phát huy khả năng, năng lực phát triển bản thân và cống hiến cho đất nước.

Thứ tư, là Chính phủ phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thứ năm, hoạt động gắn liền với tăng cường kỷ cương, kỷ luật, chấp hành pháp luật.

PV:Như vậy, theo ông, nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” trong xây dựng tổ chức bộ máy cần được hiểu như thế nào trong  điều kiện cụ thể tại địa phương?

Ông Mùa A Sơn: Với điều kiện cụ thể của địa phương, nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” trong xây dựng tổ chức bộ máy thể hiện đó là thực hiện kiện toàn, xây dựng tổ chức bộ máy kịp thời, đúng quy định của Trung ương, phù hợp với điều kiện đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới. Việc xây dựng tổ chức bộ máy theo nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” dựa trên mục tiêu lấy Nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động; đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.

"Chính phủ kiến tạo phát triển là Chính phủ không ngừng tự đổi mới" - Ảnh 1

Ông Mùa A Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.

Thực hiện nghiêm quy chế hoạt động của UBND tỉnh, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Xây dựng và ban hành cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật; Thường xuyên tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, tinh gọn các đầu mối; Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhất là những thủ tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó, tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, loại bỏ ra khỏi bộ máy nhà nước những người không làm được việc, vi phạm đạo đức công vụ, nhũng nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị để tiếp tục cải cách về tổ chức bộ máy, cải cách thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị nhất là những cơ quan, đơn vị có hoạt động trực tiếp liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cần thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại định kỳ, thường niên với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.

PV: Với cách hiểu trên về nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển”, đánh giá, nhìn nhận lại thực tiễn xây dựng tổ chức bộ  máy của địa phương trong thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về những mặt còn tồn tại, hạn chế?

Ông Mùa A Sơn Trong thời gian qua, việc xây dựng tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã được tỉnh quan tâm tổ chức thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai thực hiện vẫn còn tồn tại  một số hạn chế, bất cập. Cụ thể là:

Văn bản của Trung ương quy định về tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện chưa có tính ổn định lâu dài, thậm chí trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung, thay thế (như đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2014/NĐ-CP về cơ quan chuyên môn cấp huyện).

Thực hiện Kết luận 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, cần tiếp tục thực hiện tinh gọn về tổ chức bộ máy, giữ ổn định biên chế nhưng trong nhiều Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh quy định lại có xu hướng phình ra ở cơ cấu tổ chức bên trong.

Quy định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chuyên môn quản lý đa ngành, đa lĩnh vực còn nằm rải rác ở nhiều văn bản, chưa tập trung thống nhất.

Phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy của tỉnh chưa có quy định cụ thể nên việc xây dựng, kiện toàn tổ chức các cơ quan, đơn vị phải thực hiện quy trình qua nhiều cấp, nhiều cơ quan nên có lúc chưa kịp thời.

PV: Vậy thưa ông, thời gian tới, căn cứ vào những nội dung trong Nghị quyết 100/NQ-CP, địa phương có xây dựng một Chương trình hành động riêng, để xây dựng tổ chức bộ máy theo nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển”? Nếu có, đơn vị nào sẽ được giao nhiệm vụ chủ trì và dự kiến khi nào sẽ được ban hành?

Ông Mùa A Sơn: Trong thời gian tới, căn cứ vào những nội dung trong Nghị quyết 100/NQ-CP, địa phương sẽ giao Sở Nội vụ tham mưu xây dựng một Chương trình hành động riêng để xây dựng tổ chức bộ máy theo nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển”, dự kiến ban hành trong quý II năm 2017.   

Nguồn: Tinnhanhonline.vn

Đọc báo Pháp luật Đời Sống trong ngày cập nhật liên tục từng giờ tại chuyên mục Pháp Luật

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý