Chồng giám đốc nhưng không ngờ về nhà vẫn nói với vợ thế này!

sakura1 sakura1 @sakura1

Chồng giám đốc nhưng không ngờ về nhà vẫn nói với vợ thế này!

Ở nhà làm việc gia đình cũng rất vất vả thế nhưng đáp lại sự hy sinh của những phụ nữ này là những lời khinh miệt, thái độ coi thường của chính người đàn ông đầu gối tay ấp.

07/09/2017 03:25 PM
1,048

Người đàn ông đầu gối tay ấp là giám đốc một doanh nghiệp vậy mà nói thế này với người đàn bà đầu gối tay ấp:“Cô là đồ ăn bám, chả làm được gì nên hồn”.

Một ngày có 24 giờ, tuy nhiên nhiều bà nội trợ chỉ ước kéo dài thêm... gấp đôi. Bởi với họ, còn bao việc không tên mà có làm đến đêm muộn vẫn chưa hết. Vất vả là thế nhưng đáp lại sự hy sinh của họ là những lời khinh miệt, thái độ coi thường của chính người đàn ông đầu gối tay ấp với họ.

Tủi nhục kiếp được “chồng nuôi”

Tôi đến gặp chị P.T.D. (36 tuổi, Ninh Bình) tại một quán cà phê yên tĩnh ở ngoại thành TP.HCM. Kể về cuộc sống như địa ngục của mình, chị D. không giấu nổi những giọt nước mắt tủi nhục. Ngày lấy chồng, chị hạnh phúc trong những lời tán tụng của bạn bè, bởi nhà chồng khá giả, không phải vất vả mưu sinh. Thế nhưng, ít ai ngờ được rằng phía sau cuộc sống được “chồng nuôi” là những đêm dài rơi nước mắt vì tủi nhục.

Chị D. kể, chị lên xe hoa về nhà chồng năm 35 tuổi- cái tuổi mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải e sợ sẽ khó tìm được một tấm chồng. Chồng chị là M., chủ một công ty lớn. Dù biết anh M. đã từng có một cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhưng vì ấn tượng ban đầu, cùng những lời hứa ngọt ngào của anh M. nên chị D. gật đầu đồng ý cùng anh về chung một nhà. Những tưởng hạnh phúc muộn màng sẽ sớm cho hoa thơm trái ngọt, nhưng về sống cùng nhau, chị dần hiểu ra hôn nhân không hề đơn giản như chị tưởng tượng.

Nói đến đây, chị D. rơm rớm nước mắt: “Trước khi cưới anh, tôi có một công việc ổn định, lương cao. Thế nhưng, gia đình anh mong muốn con dâu mới trở thành “hậu phương” vững chắc cho chồng. Họ không muốn tôi đi làm. Họ nói, họ cần tôi ở nhà để toàn tâm lo cho chồng, cho gia đình chồng. Tôi quyết định nghỉ việc ở nhà nội trợ, chăm sóc gia đình để chồng yên tâm công tác. Từ ngày nghỉ làm, việc chi tiêu trong gia đình tôi đều phải ngửa tay xin chồng”.

Theo lời kể của chị D., vì anh M. là người làm ra tiền bạc chính trong gia đình, nên mọi khoản thu-chi đều do anh quản lý, anh M. đưa cho chị một chiếc thẻ ngân hàng để chị chi tiêu các khoản trong gia đình. Dù thế, trước khi chi, chị D. phải liệt kê chi tiết danh sách rồi đưa cho chồng. Nếu anh ta đồng ý, chị mới có quyền rút tiền chi tiêu.

“Đáng sợ hơn, đến tiền đi chợ nấu bữa cơm, anh cũng tính toán chi ly từng đồng. Mỗi bữa, anh chỉ cho tôi vài chục đi chợ rồi yêu cầu tôi phải ghi lại các khoản một cách chi tiết. Nếu tôi ghi sai, anh ta sẽ làm ầm lên và chì chiết tôi đoảng, chi tiêu hoang phí”, chị D. tâm sự.

Ngoài việc thắt chặt tài chính, chồng chị D. còn là một người nóng tính. Bản tính ấy bộc lộ nơi làm việc cũng như ở nhà. Trên cương vị lãnh đạo, anh M. thường quát nạt nhân viên, về nhà, M. cũng không tiếc lời mắng nhiếc, cay nghiệt với vợ con. Anh bắt lỗi chị từ những việc nhỏ nhặt như ngủ dậy muộn (giờ thức dậy theo quy định của chồng chị D. là 5h- PV), nhà lau chưa “soi gương” được, cơm nấu muộn... Mỗi khi tức giận, anh ta chỉ vào mặt chị và nói: “Cô là đồ ăn bám, chả làm được gì nên hồn”.

Nghe chồng xỉ vả, chị D. chỉ biết thầm lau nước mắt. “Tôi mong mỏi có một đứa con, với hy vọng chồng sẽ thay đổi mà vun đắp hạnh phúc vốn đã muộn màng này, nhưng... cuộc đời đâu phải cứ muốn là được”, chị D. ngậm ngùi.

Bát cơm chan nước mắt

Đồng cảnh ngộ với chị D., chị D.T.N. (30 tuổi, quê TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cũng đang ngày ngày làm bạn với những giọt nước mắt. Để không mang tiếng là người vợ ăn bám, ngoài thời gian chăm sóc 2 đứa con nhỏ, chị N. vùi đầu vào công việc, chăm lo cho gia đình. Với chị, mỗi ngày 24 tiếng, dường như là chưa đủ để chị hy sinh, cống hiến cho gia đình. Sau 3 năm lấy chồng, chị từ một cô gái tràn đầy sức sống trở thành người đàn bà da dẻ xanh xao, đôi mắt thâm quầng...

Chồng giám đốc nhưng không ngờ về nhà vẫn nói với vợ thế này! - Ảnh 1Phóng to

Trong suy nghĩ của chồng chị N., kiếm tiền là việc của đàn ông, bếp núc, nhà cửa là việc của phụ nữ. (Ảnh minh họa).

Chị N. trải lòng: “Khi có bầu, tôi nghỉ việc ở nhà nội trợ. Đến nay, lấy chồng được 3 năm nhưng tôi có cảm giác mình như người thừa trong gia đình chồng. Ngoài việc biết chồng kinh doanh bất động sản, tôi không còn biết gì về anh. Chồng không cho tôi can thiệp vào công việc, không cho tôi biết các mối quan hệ cũng như tài chính của anh. Tất cả vốn đầu tư làm ăn, tiền lương, thưởng,... anh đều giấu tôi”.

Từ lúc cưới nhau, chị N. chưa một lần được cầm tiền của chồng. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà, chồng chị đều là người lo toan, chi trả. Chồng chị gia trưởng lại cậy mình làm ra tiền nên lúc nào cũng lên mặt dạy vợ: “Cô làm cái gì thế, cô phải làm như thế này mới đúng”, “Cô chẳng biết gì cả”,...

“Chồng tôi không coi tôi là người vợ đúng nghĩa để chia sẻ công việc, tình cảm. Anh chỉ muốn tôi sống và làm việc như ô- sin của gia đình. Dù có nhiều thời gian ở nhà nghỉ ngơi nhưng anh chưa một lần giúp vợ làm việc nhà, anh phó mặc hết cho tôi. Dường như, trong tiềm thức của anh, kiếm tiền là việc của đàn ông, bếp núc, nhà cửa là việc của phụ nữ”, chị N. buồn bã.

Chị N. kể, một lần con sốt cao, chị gọi điện cho chồng với mong muốn anh về nhà để cùng chị đưa con vào viện, nhưng đáp lại, chồng chửi chị không ngớt lời. Hết nhiếc móc, anh ta quay sang xỉ vả chị là người đàn bà vô dụng khi có mỗi việc chăm con cũng không xong. Biết không trông đợi được từ chồng, chị N. ôm con một mình vào viện giữa đêm khuya, khi trở về, chồng chị không chịu xuống mở cửa chỉ vì không muốn nhìn thấy người đàn bà ăn bám.

Chị cho biết, con trai lớn của anh chị bị rối loạn ngôn ngữ đã hơn 1 năm vì dùng điện thoại và máy tính bảng quá nhiều. Chị suy sụp hoàn toàn và bất lực khi biết nguyên nhân khiến con trai mắc bệnh vì thiếu sự quan tâm của cha. Để được tự do, về đến nhà, anh chỉ vứt cho con chiếc điện thoại, máy tính bảng mà không cần biết như thế sẽ hại con. Đã thế, chồng chị N. không nghe vợ khuyên giải, góp ý. Nhiều lần, chị bị chồng đánh khi phản ứng về cách dạy con một cách vô tâm, vô lý của anh.

“Có lần chồng tôi đi nhậu say về, con quấy khóc đòi cha. Bản tính hay cáu bẳn của anh trỗi dậy. Anh ta mắng con rồi hung hăng đánh tôi bầm mặt. Tôi câm nín, bất lực, vừa khóc tôi vừa ôm con thật chặt để tránh những cú đấm của anh vào người con. Khi tỉnh rượu, tôi hỏi nguyên nhân anh đánh tôi, anh ấy không trả lời mà lẳng lặng bỏ đi”, chị N. cho biết.

Rồi một ngày, sự cam chịu của chị để níu kéo chút hy vọng trong cuộc hôn nhân bất hạnh thêm một lần sụp đổ khi chị phát hiện chồng ngoại tình. Chị không ngờ phía sau cuộc sống được chồng “bao nuôi” lại tủi nhục đến thế.

“Đến giờ, tôi biết, tôi không thể nào níu kéo được cuộc sống này nữa. Ngày lấy chồng, ai cũng mừng cho tôi khi lấy được chồng giàu. Ai cũng nói tôi có số hưởng, được chồng nuôi. Mấy ai biết tôi phải chịu đựng bao nhiêu cay đắng”, chị N. tâm sự.

Còn với chị D., dường như nỗi đau bất tận đã khiến chị rơi vào khoảng lặng mông lung. Lấy chồng ở cái tuổi quá lứa lỡ thì, chị vẫn không thể có được hạnh phúc viên mãn, dù thế chị vẫn tự an ủi mình: “Tôi sẽ cố gắng tìm cho mình một công việc để đi làm, thời gian rảnh rỗi tôi sẽ tiếp tục chăm sóc gia đình. Tôi còn trẻ, còn sức khỏe, con là lộc trời cho, còn công việc, tự tôi sẽ khẳng định một lần nữa”.

Trong giây phút tủi nhục nhất cuộc đời, chị D. cũng như chị N. đã cố gắng cam chịu để tìm cách níu giữ hôn nhân nhưng rồi khi giọt nước tràn ly, họ đã tìm cho mình một lối thoát để bước ra khỏi cuộc sống địa ngục.

Chị N. quả quyết: “Tôi không muốn khi các con lớn lên phải chứng kiến hình ảnh không tốt đẹp về ba của nó. Tôi sẽ lựa chọn cách ra đi mà không đem theo bất cứ thứ gì. Hai đứa con bé bỏng sẽ là động lực cho tôi đứng vững trên con đường khó khăn phía trước”.

(Còn nữa)

Hồng Ngọc

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý