Chống tham nhũng: 'Nhờn thuốc' do xử lý chiếu lệ, nương tay?

mesu mesu @mesu

Chống tham nhũng: 'Nhờn thuốc' do xử lý chiếu lệ, nương tay?

Bây giờ muốn chống tham nhũng có hiệu quả thì chỉ có một cách duy nhất là tăng liều lượng thuốc và người thầy thuốc phải mạnh tay, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nêu ý kiến.

29/11/2014 06:58 AM
641

GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Chưa bảo vệ được người tố cáo, chưa thể chống tham nhũng

Trong những năm tháng đi tiếp xúc cử tri, tôi đã từng nhận được rất nhiều ý kiến của người dân liên quan đến việc chống tham nhũng.

Tôi được biết, trong kết quả khảo sát của "Phong vũ biểu Tham nhũng 2013" của tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ có 38% người dân khi được hỏi sẵn sàng tố cáo nạn tham nhũng. Điều tra này phản ánh tương đối đúng tâm lý của người dân hiện nay. Tuy nhiên, con số khi được phỏng vấn sẽ khác với thực tế rất nhiều.

Lý giải về thực trạng này không có gì là khó cả. Thực tế cho thấy, khi người dân tố giác tham nhũng, nhưng đa phần đều thiếu các chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm nên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thường không thụ lý để giải quyết. Ngược đời ở chỗ, người tố cáo tham nhũng ít khi được sự đồng thuận, chia sẻ giữa người thân và cộng đồng, họ thường đơn độc trong cuộc chiến mà nguy hiểm luôn chực chờ.

Theo tôi, điều quan trong nhất khiến người dân lảng tránh, tố cáo tham nhũng chính là việc xử lý hành vi vi phạm của một số cơ quan thường qua loa, chiếu lệ, thiếu kiên quyết. Thậm chí, có tình trạng, cố tình bao che hành vi tham nhũng. Người có hành vi tham nhũng thì được điều chuyển sang vị trí khác, đôi khi được chuyển lên vị trí cao hơn làm cho người tố cáo tham nhũng giảm sút niềm tin. Khi đó, những người dân sẽ nghĩ rằng, việc tố cáo tham nhũng cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì nên chán nản và bỏ cuộc.

 - Ảnh 1

GS. Nguyễn Minh Thuyết.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên ĐBQH: Xử lý chiếu lệ, nương tay cho sai phạm là gốc của "nhờn thuốc"

Chúng ta phải thấy rằng, trong chiến tranh gian khổ đến mấy, người dân không kêu ca nhưng bây giờ thì sao, đi đến đâu họ cũng bức xúc, phải lên tiếng vì tham nhũng của quan chức.

Nguyên nhân này do đâu? Bởi càng ngày tham nhũng càng phức tạp tác động trực tiếp đến đời sống của họ. Chúng ta nhận thức được tham nhũng là "quốc nạn" nhưng việc càng chống, càng nhiều, càng chống càng phức tạp lên. Nói theo ngôn ngữ y học thì đây được gọi là triệu chứng "nhờn thuốc".

 - Ảnh 2

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

Chống tham nhũng cần phải có biện pháp đủ mạnh chứ như hiện tại, "liều lượng" quá thấp. Chính "liều lượng" quá thấp dường như dẫn tới việc kích thích cho tham nhũng phát triển. Thực tế, chúng ta chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu.

Theo tôi, bây giờ muốn chống tham nhũng có hiệu quả thì chỉ có một cách duy nhất là tăng "liều lượng thuốc" và người thầy thuốc phải mạnh tay. Thầy thuốc ở đây chính là Đảng và Nhà nước. Pháp luật hiện nay có đủ rồi nhưng việc hành pháp còn chưa đủ và chưa đúng, vẫn còn tình trạng xử lý chiếu lệ, nương tay cho sai phạm.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành: Chạy chức, chạy quyền nên phải tìm cách tham nhũng để "thu hồi vốn"

 - Ảnh 3

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành.

Tôi cho rằng, đầu tư công là lĩnh vực để xảy ra tham nhũng nhiều nhất. Hiện nay, trong đầu tư công, việc nhận tiền "bôi trơn" trong quá trình đấu thầu là hiện tượng đáng báo động. Nhiều trường hợp giá thành khi đấu thầu thấp đến khi trúng thầu rồi thì đẩy giá lên gấp 2-3 lần. Thực tế cho thấy, thủ thuật tham nhũng của một số người có chức, quyền tại nước ta ở mức "cực kỳ siêu đẳng", hành vi hết sức tinh vi và "thuần thục".

Những người tham nhũng là ai? Đó là những người có chức, có quyền. Hiện nay, có tình trạng, muốn có chức quyền phải dùng tiền mua danh, mua đủ thứ. Nên khi có chức, có quyền rồi, họ tìm cách tham nhũng để "thu hồi vốn".

Hiện nay, công tác thanh tra còn nhiều vấn đề đáng bàn. Có nhiều vụ, thanh tra chỉ để cho có và lấy hình thức. Theo tôi, đó mới là vấn đề cốt yếu chứ không phải là đến khi sự việc xảy ra rồi mới bàn đến việc xử phạt thế nào? Tôi lấy ví dụ, một thanh niên lấy cắp chiếc xe đạp bị đi tù 6 tháng, còn mấy ông công chức "ăn cắp" như vậy rồi bị phát hiện liệu có xử tù hay chỉ kiểm điểm, khiển trách. Nếu chúng ta cứ tiếp tục xử lý theo kiểu đó thì sẽ chẳng bao giờ "trị" được "căn bệnh" tham nhũng.

Kết cục bi thảm vì tham nhũng

Ngày 9/10, dư luận cả nước rúng động trước việc ông Nguyễn Tấn M., cán bộ thanh tra giao thông (sở GTVT tỉnh Đắk Nông) nhảy lầu tự tử khi cơ quan công an triệu tập làm việc vì liên quan đến tham nhũng. Quá trình làm việc, ông M. thừa nhận đã nhận hối lộ của một số chủ phương tiện. Sau đó, lấy cớ đi vệ sinh, vị cán bộ này đã nhảy qua lan can tầng 2 tự tử. Công an tỉnh Đắk Nông khẳng định, có đủ căn cứ xác định ông M. có hành vi nhận hối lộ.

Bốn ngày sau đó, cơ quan CSĐT tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố Vụ án nhận hối lộ xảy ra tại trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động số TC056 trên tuyến QL14. Hai cán bộ bị khởi tố là ông Lê Đình Trọng, nguyên Phó Chánh thanh tra sở GTVT tỉnh Đắk Nông. Được biết, ông Trọng đã nhận 21,5 triệu đồng của một số chủ phương tiện; ông Nguyễn Quang Khải, Đội phó đội Thanh tra giao thông số 1 cũng được xác định đã nhận hối lộ của một số chủ phương tiện với số tiền 23 triệu đồng.

Văn Chương - Trinh Phúc

Xem thêm clip: Đại án tham nhũng tại công ty cho thuê Tài chính 2

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý