Chữa liệt tay nhờ nối dây thần kinh

babyface1 babyface1 @babyface1

Chữa liệt tay nhờ nối dây thần kinh

Bằng cách nối dây thần kinh, các chuyên gia đã cứu được cánh tay liệt cho các bệnh nhân bị tổn thương nhổ hoàn toàn các rễ đám rối thần kinh cánh tay.

19/06/2012 06:55 AM
1,907

Phẫu thuật tay tại Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện T.ư Quân đội 108
 
>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn
 
Anh Nguyễn Văn H. (35 tuổi ở Hà Nội) bị tai nạn giao thông không gây chấn thương hở, sau đó tay phải của anh yếu dần rồi liệt hoàn toàn. Bác sĩ kết luận, do nhổ các rễ thần kinh thuộc đám rối cánh tay. Đi điều trị nhiều nơi không có kết quả, cuối cùng nhờ phẫu thuật chuyển rễ thần kinh C7 từ bên lành sang bên liệt, tay anh đã phục hồi, gấp được cả cổ tay và cánh tay...

PGS.TS Lê Văn Đoàn cho biết, đây là những phẫu thuật  phức tạp, đòi hỏi chuyên khoa rất sâu. Bệnh nhân được gây mê nội khí quản. Bộc lộ cả hai bên lành và bệnh để xác định tổn thương và tìm rễ C7, sau đó tạo đường hầm dưới xương đòn từ vùng nách nên vùng cổ để luồn và đưa dây thần kinh qua nối, ghép...
 
Kết quả phẫu thuật cho 78 bệnh nhân cho thấy, 76 bệnh nhân không có diễn biến bất thường, vết mổ vùng cổ, nách, tay đều liền kỳ đầu. 1 bệnh nhân có máu tụ và được lấy sau mổ 4 ngày vết mổ liền. 1 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nông sau điều trị vết mổ liền kỳ II. Theo dõi sau mổ sau 20 tháng trên 54 bệnh nhân có 45 trường hợp gấp được khuỷu tay, 7 gẫy cổ tay và ngón tay, 72,2% phục hồi cảm giác.

PGS.TS Nguyễn Việt Tiến, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, tổn thương nhổ tất cả rễ thần kinh thuộc đám rối cánh tay rất thường gặp, hầu hết là chấn thương kín do tai nạn giao thông. Bệnh không tự hồi phục nên để lại di chứng liệt hoàn toàn vận động và cảm giác của chi thể.
 
Điều trị liệt hoàn toàn đám rối cánh tay vẫn là một thách thức lớn với y học hiện đại bởi không thể nối hoặc ghép mỏm cụt phía ngoại vi của rễ thần kinh với tủy sống nên phải sử dụng dây thần kinh ngoài đám rối để chuyển vào đầu ngoại vi của các dây thần kinh bị tổn thương được lựa chọn.
 
Chẳng hạn, để phục hồi gấp khuỷu phải chuyển thần kinh cơ bì, dây thần kinh giữa để gấp cổ tay và gấp ngón tay... nghĩa là đòi hỏi nhiều dây thần kinh, thường là thần kinh hoành, thần kinh XI, liên sườn, nhánh vận động và đám rối cổ ở cùng bên...
 
Do đó, rất thiếu nguồn thần kinh để chuyển. Trong khi đó, rễ C7 của đám rối cánh tay có 17.000 - 40.000 sợi thần kinh và sau cắt rễ C7 không để lại di chứng ở quan trọng ở chi lành. Vì vậy, phẫu thuật này được xem là phương pháp chính để điều trị nhổ các rễ đám rối cổ tay.
 
AloBacsi.vn (Theo Khoa học & Đời sống)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý