Chuẩn bị đón nước xả từ thượng nguồn để đẩy mặn ở ĐBSCL

biettuot biettuot @biettuot

Chuẩn bị đón nước xả từ thượng nguồn để đẩy mặn ở ĐBSCL

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa, nước xả từ thượng nguồn tại các đập thủy điện Trung Quốc sẽ về đến một số khu vực của Đồng bằng sông Cửu Long để đẩy mặn.

01/05/2016 04:18 PM
10

(ĐSPL) - Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa, nước xả từ thượng nguồn tại các đập thủy điện Trung Quốc sẽ về đến một số khu vực của Đồng bằng sông Cửu Long để đẩy mặn.

Theo báo VOV, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Trung Quốc tiếp tục xả nước đợt 2 từ các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông. Trong khoàng 10 ngày tới, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nước xả từ thượng nguồn tại các đập thủy điện phía Trung Quốc sẽ về đến một số khu vực.

Báo VOV cho hay, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Trung Quốc sẽ tăng xả nước trở lại từ nay đến ngày 31/5, với lưu lượng 1.500 m3/giây, thấp hơn so với đợt 1. Với lượng xả như thế này sẽ có tác động tích cực để giảm bớt tình trạng mặn xâm nhập mặn ở một số khu vực ở ĐBSCL khi mà nước về đến Việt Nam.

Chuẩn bị đón nước xả từ thượng nguồn để đẩy mặn ở ĐBSCL - Ảnh 1Phóng to

Hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: VOV)

“Trước đó, khoảng nửa cuối tháng 3/2016 theo đề nghị của Việt Nam, Trung Quốc và Lào đã thực hiện xả nước tại các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông để hỗ trợ ĐBSCL của Việt Nam chống chọi với hạn hán và xâm nhập mặn. Thời điểm đó lượng nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về ĐBSCL đã tăng lên đáng kể, giúp chúng ta chống chọi với hạn hán và đẩy mặn rất tốt. Tuy nhiên, sau khi 2 nước này ngừng xả nước, tình hình xâm nhập mặn lại tái diễn”, báo Dân trí dẫn lời Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.

Báo Dân trí cho biết thêm, theo số liệu thông kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, ĐBSCL đã lên tới 5.572 tỷ đồng. Hơn 1,5 triệu người dân đang hàng ngày thiếu nước sinh hoạt với những rủi ro lớn đến sức khỏe.

Hạn hán và xâm nhập mặn đã khiến cho 240.215 ha lúa bị thiệt hại, 18.335 ha hoa màu mất trắng, 55.651 ha cây ăn quả, 104.106 ha cây công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Hơn nữa, những thiệt hại về lúa và cây ngắn ngày có thể được bù đắp vụ sản xuất sau, nhưng với cây công nghiệp và cây ăn quả thì tổn thất kéo dài ít nhất 4-5 năm sau, khi đó vườn trồng lại mới có thể cho thu hoạch.

Trước tình hình xâm nhập mặn và hạn hán diễn ra phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra một loạt các biện pháp tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất cho người dân.

Nhân Văn (tổng hợp)
(Nguồn: Dân trí, VOV)

Video tin tức xem nhiều nhất:

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý