Chuyên gia an ninh quốc tế nói gì về chuyến thăm Mỹ của lãnh đạo VN?

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Chuyên gia an ninh quốc tế nói gì về chuyến thăm Mỹ của lãnh đạo VN?

Chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ đã cho thấy sự thay đổi lớn trong tam giác quan hệ Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ.

07/07/2015 07:06 AM
1,052

Giáo sư Alexander L. Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu ngày 6/7 bình luận trên tờ The Diplomat rằng, cuộc gặp giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama tại Nhà Trắng sẽ đánh dấu bước tiến mới trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ cũng như các vấn đề quan trọng ở Việt Nam.

Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phản ánh mối quan hệ Việt-Mỹ đang bước lên một tầm cao mới. Một mối liên kết chiến lược chưa thể rõ ràng về mặt lý thuyết nhưng chính trị là hoàn toàn có thể.

   - Ảnh 1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại diện cộng đồng người Việt ở Washington DC, Mỹ. Ảnh: VOV.

Tầm quan trọng trong chuyến thăm Washington của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện trên nhiều phương diện. Đối với Mỹ, đây là mối quan hệ gần gũi và mạnh mẽ với Việt Nam, vượt qua những rào cản từ Trung Quốc hay yếu tố chính trị.

Đối với Việt Nam, chuyến thăm củng cố sự công nhận toàn diện của Mỹ đối với Việt Nam cũng như các yếu tố chiến lược lâu dài. Điều này có nghĩa rằng Việt Nam coi trọng lợi ích quốc gia trong tình hình mới.

Rõ ràng, Việt Nam đã đạt đến giới hạn trong quan hệ với Bắc Kinh và Washington là một lựa chọn cân bằng chiến lược trong các giải pháp. Để chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành hiện thực, mối quan hệ tin cậy giữa Việt Nam và Mỹ đã phải ở mức đủ mạnh để vượt qua những rủi ro.

Ngay từ năm 2012, bà Hilary Clinton khi đó là Ngoại trưởng Mỹ đã đến Việt nam và mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Mỹ. Phía Mỹ hy vọng chuyến thăm sẽ được thực hiện vào một năm sau đó.

Nhưng, trước khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm Hoa Kỳ, đã có chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Washington để khởi động mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt-Mỹ với Tổng thống Barack Obama.

Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam năm 2014 đã thúc đẩy Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng sức mạnh trong khu vực từ Mỹ.

   - Ảnh 2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Hà Nội tháng 6/2015.

Khi giàn khoan Trung Quốc vẫn đang ở vùng biển Việt Nam, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã có chuyến thăm Mỹ.

Trong vòng một năm cho đến chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có hai chuyến thăm đã với hai ý nghĩa khác nhau. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã đến thăm Mỹ tháng 3/2015. Chuyến đi thứ hai là việc lãnh đạo Việt Nam công du Bắc Kinh vào tháng 4.

Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã cố gắng cải thiện mối quan hệ song phương, quan hệ Việt-Trung đã xấu đi nghiêm trọng xuất phát từ các hành động và tuyên bố quyết đoán của TQ.Ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc khi tiếp xúc với lãnh đạo VN từng thừa nhận rằng vấn đề Biển Đông đã làm suy yếu đáng kể sự tin tưởng lẫn nhau và hai nước cần phải thể hiện lời nói qua hành động.

Theo Giáo sư Alexander L. Vuving, Việt Nam giờ đây cơ bản tin tưởng mối quan hệ với Mỹ. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từng nói rằng, Việt Nam và Mỹ không còn coi nhau là kẻ thù và cam kết tôn trọng lợi ích chiến lược quốc gia của mỗi nước.

Chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chứng minh liệu sự thay đổi trong quan hệ Việt-Mỹ đã đạt đến mức nào. Những căng thẳng ở Biển Đông không chỉ từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã thúc đẩy Việt Nam tìm kiếm một vị trí cân bằng hơn giữa Bắc Kinh và Washington.

Trung Quốc hiểu rõ điều này và bắt đầu có những sự thay đổi bằng một loạt những dự án thắt chặt sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam với Bắc Kinh. Một tuần trước chuyến thăm My của lãnh đạo cao cấp Việt Nam, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 081 đến gần vùng biển của Việt Nam. Có phân tích cho rằng đây là động thái đầy ẩn ý của TQ, trong đó một phần thị uy cho sức mạnh của Bắc Kinh.

Thủ tướng lừng danh trong thế kỷ 19 của nước Đức Otto Von Bismarck đã từng nói: "Chính trị là nghệ thuật của sự có thể". Tham vọng (phi pháp) của Bắc Kinh nhằm thâu tóm Biển Đông từ một điều gần như không thể đã trở thành vấn đề hiện rõ trên thực tế.

Trong khi Việt Nam và Mỹ đang hướng đến trở thành các đối tác tin cậy, quan trọng của nhau thì điều này đã tạo ra góc nhìn mới trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ và có thể điều này cũng sẽ tác động lâu dài đến tương lai của Việt Nam.

Đăng Nguyễn

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý