Chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa gì với ông Obama?

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa gì với ông Obama?

Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là cơ hội để ông Obama hiểu thêm về cuộc Chiến tranh Việt Nam năm xưa.

07/07/2015 06:31 PM
509

National Journal ngày 7/7 đã đăng tải bài phân tích về chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ và nhận định rằng chuyến thăm Hoa Kỳ cũng là cơ hội để ông Obama tìm hiểu về cuộc chiến tranh Việt Nam cách đây 40 năm.

70 năm qua với 12 đời tổng thống Mỹ đã cho đến khi nhiệm kỳ của Tổng thống Obama mới chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong quan hệ Việt-Mỹ.

   - Ảnh 1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại là người đã trải qua phần lớn quãng thời gian trong lịch sử đó. Tổng bí thư đã gia nhập Đảng Cộng sản khi ông Obama mới lên 6 tuổi.

Lần đầu tiên một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức và hội đàm với Tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng. Điều này cho thấy sự tôn trọng của Nhà Trắng đối với chính giới nhà lãnh đạo của Việt Nam.

Trong khi Việt Nam tồn tại mâu thuẫn với Trung Quốc ở Biển Đông và tham gia đàm phán Hiệp định TPP, Nhà Trắng coi Việt Nam là đối tác tiềm năng trong khu vực kể từ khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt cách đây 40 năm.

Không giống như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Obama đã không có trải nghiệm trong cuộc chiến tranh này. Khi Tổng thống Obama mới 13 tuổi, chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ đã cất cánh tháo chạy khỏi Sài Gòn.

“Ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên lớn lên sau giai đoạn chiến tranh Việt Nam”, cố vấn tổng thống David Axelrod nói trên tờ National Journal. “Quan điểm chính trị của ông Obama không hình thành từ cuộc chiến và không bị ảnh hưởng bởi những lập luận xung quanh”.

Lớn lên tại Indonesia năm 6 tuổi và Hawaii năm 9 tuổi, Tổng thống Obama thừa nhận rằng mình không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, khi ông không có cơ hội chứng kiến những cuộc biểu tình quy mô nhất ở Mỹ. “Tôi còn quá trẻ ở thời điểm đó để hiểu rõ bản chất của vấn đề”, với những thứ ông Obama gọi là “biến động xã hội” tàn phá đất nước Hoa Kỳ.

“Sự hiểu biết của tôi về giai đoạn những năm 1960 đến từ nhiệm vụ tìm hiểu lại quá khứ”, ông Obama viết trong cuốn “The Audacity of Hope”.

Nhiệm vụ đó theo đuổi ông Obama trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008 và sau đó là Nhà Trắng. “Ông Obama là Tổng thống Mỹ gần đây nhất không có những trải nghiệm trong chiến tranh nhưng ông đã tìm hiểu về chiến tranh bằng những hình thức khác”, phóng viên của CBS và NBC, Marvin Kalb cho biết.

Thậm chí, trong suốt chặng đường từ căn cứ không quân Andrews đến Kuwait năm 2008, ông Obama luôn thảo luận vấn đề như đó là chuyến đi đến Việt Nam, phóng viên Marvin Kalb nhắc lại.

Rõ ràng, ông Obama muốn tìm hiểu thêm về bài học trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng khi làm việc tại phòng Bầu Dục, không có nhiều cơ hội để Tổng thống Mỹ lắng nghe về điều này. Trong một số các cuộc họp quan trọng với các cố vấn, ông Obama thường đề cập đến Việt Nam khi thảo luận về tình hình Iraq và Afghanistan.

Ông Obama cũng phủ nhận những so sánh cho rằng sự tăng cường quân đội Mỹ đến Afghanistan giống như cựu Tổng thống Johnson leo thang trong chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc phỏng vấn năm 2009 với tờ New York Times và CNBC, ông Obama đã nói rằng: “Afghanistan không phải Việt Nam”.

Năm 2012, ông Obama đã dành thời gian đến Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington. Tại đây, ông Obama nói rằng, đó là một trong những “giai đoạn đau đớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”. Và đó là thời điểm ông Obama vẫn đang tìm kiếm bài học từ cuộc chiến.

“Tổng thống luôn lắng nghe với những câu hỏi về Việt Nam”, phóng viên Kalb cho biết. “Nói rằng ông Obama không có liên hệ đến cuộc chiến là không chính xác. Mặc dù không có mặt tại đó nhưng ông Obama hiểu những gì mà nước Mỹ đã trải qua. Và đó là cuộc chiến mà Tổng thống không muốn lặp lại”.

Điều này đã phần nào lý giải chính sách của ông Obama ngày nay. “Tổng thống luôn hạn chế đến mức tối đa sự hiện diện quân sự Mỹ ở nước ngoài bởi ông Obama muốn đảm bảo rằng, điều đó sẽ không dẫn đến một kịch bản tương tự như ở Việt Nam”.

Đăng Nguyễn

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý