Chuyển tình hình hạn hán ở VN đến Hội nghị cấp cao thế giới

dinhhuong dinhhuong @dinhhuong

Chuyển tình hình hạn hán ở VN đến Hội nghị cấp cao thế giới

Sau chuyến khảo sát tình hình hạn, mặn tại miền Tây, Phó tổng thư ký LHQ cho biết, sẽ chuyển thông điệp này đến Hội nghị cấp cao về nhân đạo thế giới.

06/05/2016 11:18 AM
18

(ĐSPL) – Sau chuyến khảo sát tình hình hạn, mặn tại các tỉnh miền Tây, Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết, sẽ chuyển thông điệp này đến Hội nghị cấp cao về nhân đạo thế giới và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Cụ thể, Thanh Niên ghi nhận, ngày 5/5, đoàn công tác Liên Hiệp Quốc do ông Eliasson - Jan Kenneth, Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cùng Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát đã có chuyến khảo sát thực tế tại Bến Tre.

Tại Nhà máy nước Bảo Thuận (H.Ba Tri), ông Huỳnh Kim Mười, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Bến Tre cho biết, chưa bao giờ nước ở khu vực xã Bảo Thuận có độ mặn như năm nay.

Ông Trương Duy Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cũng cho rằng:  “Người dân Bến Tre đang gồng mình chống chọi với 3 cái nhất: “Xâm nhập mặn sâu nhất, độ mặn cao nhất và kéo dài nhất” từ trước đến nay. Hiện tại, Bến Tre có hơn 80.000 hộ dân thiếu nước ngọt sử dụng phải dùng luôn cả nước nhiễm mặn”, ông 

Cũng nhận định về tình hình hạn, mặn tại các tỉnh miền Tây, ông Lương Quang Xô, Phó viện trưởng Viện Thủy lợi miền Nam cho hay, hiện ĐBSCL có khoảng 2 triệu ha diện tích bị ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn sâu 40 - 50 km, một phần do trên dòng chính sông Mê Kông ở khu vực thượng nguồn đã đắp 6 đập và hiện đang xây dựng thêm 2 đập... làm cho nước thượng nguồn không về tới hạ nguồn.

Tình hình hạn, mặn của Việt Nam sẽ được chuyển đến Hội nghị cấp cao thế giới - Ảnh 1Phóng to

Tình hình hạn hán kéo dài lịch sử tại các tỉnh miền Tây khiến cho đồng ruộng nứt toác, người dân khốn đốn. (Ảnh: VnExpress)

Qua cuộc khảo sát, ông Eliasson - Jan Kenneth đánh giá: "Chuyến khảo sát đã cho tôi thông điệp rõ ràng nhất về mùa màng và nước sinh hoạt bị thiếu hụt như thế nào. Ở nhiều nước liên quan sẽ cần có chương trình chung cho việc sử dụng nguồn nước (Mê Kông) và chúng tôi cũng thấy mình có trách nhiệm trong vấn đề này.

Phó Tổng thư ký Liên hiệp Quốc nhấn mạnh: "Chúng tôi cần thúc đẩy mối quan hệ hài hòa giữa các nước trong cùng khu vực có điều kiện nguồn nước thông nhau. Hệ thống của chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để giúp đỡ Chính phủ và người dân bị thiên tai, trong đó sẽ vận động các tổ chức quốc tế về môi trường, nhân đạo trên thế giới hướng về các bạn. Vấn đề khoa học lọc nước biển từ chi phí 2 USD sang 2 cent là vô cùng quan trọng để giải quyết vấn đề nước ngọt".

Ông Eliasson - Jan Kenneth cũng khẳng định, sẽ chuyển thông điệp này đến Hội nghị cấp cao về nhân đạo thế giới và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu vào ngày 26/5 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Được biết, VnExpress đưa tin, theo báo cáo của Viện Thủy lợi miền Nam, năm 2016, vùng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 2 triệu ha diện tích bị ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn, độ mặn 4 phần nghìn xâm nhập sâu 40 - 50 km. Xâm nhập sâu một phần trên dòng chính sông Mê Kông ở khu vực thượng nguồn khiến nước thượng nguồn không về tới hạ nguồn.

Theo đó, tỉnh Bến Tre được đánh giá chịu ảnh hưởng nặng nề nhất miền Tây trong cơn thiên tại lịch sử. Gần như toàn tỉnh bị nước mặn bủa vây nhiều tháng qua. Hơn 20.000 hecta lúa, hoa màu bị mất trắng; 350.000 người dân thiếu nước sinh hoạt. Nhiều nơi người dân phải mua nước từ sà lan chở ở các tỉnh khác về với giá 150.000-200.000 đồng một khối.

Tình hình hạn, mặn của Việt Nam sẽ được chuyển đến Hội nghị cấp cao thế giới - Ảnh 2Phóng to

Phó tổng thư ký LHQ khảo sát vùng mặn tai Việt Nam. (Ảnh:Dân trí)

Trước tình hình hạn mặn nghiêm trọng tại địa phương, Bí thư tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo cho biết, chính quyền và nhân dân Bến Tre đang kiên cường chống đỡ đợt thiên tai này. "Chúng tôi đã vạch ra kế hoạch thích ứng cho những năm sau nhưng đang 'lực bất tòng tâm' do nhu cầu quá lớn trong khi nguồn lực thì nhỏ"

Nhân dịp này, ông Hạo cũng xin thay mặt 1,3 triệu dân Bến Tre tha thiết kêu gọi sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế.

Cũng tại cuộc khảo sát, Dân trí dẫn lời Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: “Chính phủ Việt Nam đang huy động mọi nguồn lực để giúp nhân dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của hạn, mặn. Quan điểm của Chính phủ là không để cho một người dân nào đói và thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, đợt hạn, xâm nhập mặn năm nay là do bị ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng cũng khẳng định: "Việt Nam được dự báo là một nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biền đồi khí hậu. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam cũng đã tính phương án dự phòng để giúp dân thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hiệp Quốc đã hỗ trợ. Trong nỗ lực đó, chúng tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc”.

(Nguồn: VnExpress, Dân trí, Thanh Niên)

Xem thêm video tin tức:

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý