CNN phỏng vấn thuyền trưởng tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

CNN phỏng vấn thuyền trưởng tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm

Trả lời phỏng vấn trên tờ CNN, thuyền trưởng Đặng Văn Nhân kể lại việc bị tàu Trung Quốc đâm chìm khi đang di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), cách nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoa dầu trái phép khoảng 17 hải lý.

02/06/2014 08:31 PM
692

Thuyền trưởng Nhân kể: Khi đang làm việc trên chiếc thuyền đánh cá bằng gỗ vào khoảng 4 giờ chiều, các thuyền viên phát hiện ra một chiếc tàu của Trung Quốc tiến đến.

"Chúng tôi chủ động tránh. Nhưng họ đã đâm vào mạn phải thuyền và sau đó là bên trái. Thuyền của chúng tôi lật. Tất cả mười thuyền viên phải vật lộn dưới sóng biển và sau đó được tàu cá DNA 90508 cứu. Chúng tôi đã bơi khoảng 10 phút”.

"Chúng tôi rất may mắn là vụ tai nạn xảy ra vào ban ngày và một số tàu khác đã nhìn thấy chúng tôi”, ông nói.

Khoảng thời gian từ lúc con tàu bị đâm cho đến khi nó lật úp chỉ vỏn vẹn bốn phút và các thuyền viên thậm chí không có thời gian để mặc áo phao.

 - Ảnh 1

Thuyền trưởng, thuyền viên và chủ sở hữu của tàu DNA 90.152 TS tại Đà Nẵng vào ngày 31/5.

"Tàu Trung Quốc đã không cứu thủy thủ đoàn của chúng tôi", ông Đặng nói. "Chúng tôi đã thấy rất nhiều tàu Trung Quốc – chỉ có 1 tàu đâm chúng tôi nhưng có rất nhiều tàu ở xung quanh. Sau khi tàu bị chìm, không một tàu nào của Trung Quốc cứu chúng tôi”.

Ông Nhân nói, các tàu cá đá đánh bắt trong vùng biển này nhiều năm trước khi những tranh cãi gần đây phát sinh. Ông nói rằng từng có nhiều sự cố xảy ra giữa tàu của hai nước nhưng kể từ khi giàn khoan dầu được hạ đặt trái phép tại đây thì số lượng các cuộc tấn công đã leo thang mạnh.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc sau đó đã đăng bài viết vu không tàu Việt Nam, cáo buộc tàu cá Việt Nam “quấy rối” một tàu cá của Trung Quốc khi nó hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu Việt Nam lật sau khi đâm va với tàu cá của Trung Quốc.

Thuyền trưởng Nhân khẳng định: "Những tuyên bố của Trung Quốc là vu khống trắng trợn". "Các tàu của Trung Quốc lớn hơn gấp sáu lần thuyền đánh cá của chúng tôi. Tàu của chúng tôi có vỏ bằng gỗ, trong khi thuyền của họ  bọc vỏ thép. Thật vô lý khi nói rằng thuyền của chúng tôi tiếp cận và đâm vào chiếc tàu cỡ lớn đó”.

Ông Đặng Văn Nhân nói rằng ông nghi ngờ chiếc thuyền thuộc về Cảnh sát biển của Trung Quốc và được ngụy trang trông giống như một chiếc tàu đánh cá, bởi vì thuyền có thân bằng thép, chứ không phải là gỗ.

Ông Nhân cho biết với kinh nghiệm của ông thì đó là một tàu của chính phủ Trung Quốc.

"Chúng tôi chỉ nhìn thấy một người trên tàu Trung Quốc. Ông ta đã ném một chai thủy tinh lên thuyền của chúng tôi. Bên cạnh ông ta, chúng tôi không thấy bất cứ ai...".

Bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ sở hữu con tàu cho biết, vụ chìm tàu đã khiến bà tổn thất 5 tỷ đồng. Theo quan niệm của những người đi biển, họ sẽ không sử dụng con tàu này nữa.

Cho đến nay Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa lên tiếng nhận trách nhiệm và bồi thường, bà Hoa nói. “Không có bất kỳ liên lạc nào từ Trung Quốc. Chúng tôi hiện không thể đủ khả năng để mua một chiếc thuyền mới”, bà nói.

"Bây giờ các thuyền viên đang thất nghiệp. Sự cố này đã gây thiệt hại 5 tỷ đồng (khoảng 237,000 USD). chúng tôi sống nhờ vào việc đánh cá và giờ tôi không có đủ tiền để đóng một chiếc tàu mới”, bà Hoa nói.

Sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã hỗ trợ 800 triệu đồng (37.800 USD) tiền bồi thường, và một quan chức chính phủ nói với CNN rằng phía bảo hiểm sẽ trả khoảng một nửa chi phí cho chiếc thuyền mới.

Bất chấp các mối nguy hiểm khi đánh bắt cá ở vùng biển này, các ngư dân Việt Nam khẳng định họ sẽ không rút khỏi ngư trường.

“Tất nhiên chúng tôi phải quay lại quần đảo Hoàng Sa. Đây là ngư trường truyền thống của Việt Nam. Nó mang lại cho chúng tôi nguồn hải sản dồi dào”, bà Hoa khẳng định.

Hải Anh

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý