Cô bé mọc đầy lông lá suýt bị chôn sống vì nghi là 'ma rừng'

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Cô bé mọc đầy lông lá suýt bị chôn sống vì nghi là 'ma rừng'

Từ lúc lọt lòng mẹ bé Suih kém may mắn, khi phải mang hình hài kì dị khác người. Người làng sau khi tận mắt chứng kiến bé Suih toàn thân mọc đầy lông, miệng dị tật, gọi em là “ma rừng.

05/08/2015 04:29 PM
387

Xót xa cô bé bị nghi “ma rừng”

Người làng gây áp lực, buộc gia đình phải giao nộp bé Suih mang vào rừng sâu “hành quyết” theo phong tục. Thế nhưng, bao năm qua bất chấp dư luận, vợ chồng anh Quik vẫn cương quyết đấu tranh, bảo vệ nuôi nấng bé Suih khôn lớn.

Sau khi rộ lên thông tin vợ chồng anh Rơ Mah Quik (SN 1986) và chị Rơ Mah Suyn (SN 1987, ngụ làng Kom Yo, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), sinh ra “quái thai”, khiến cư dân làng Kom Yo tỏ ra hoang mang, lo lắng. Nhiều người sau khi hay tin, bỏ bê công việc lập tức kéo đến gia đình anh Quik chứng kiến sự tình.

Khi nhìn thấy bé Rơ Mah Suih (SN 2012) miệng dị tật, người mọc đầy lông lá, nhiều người hốt hoảng thốt lên rằng “ma rừng, ma rừng” một đi không trở lại. Liên tiếp những ngày sau đó, bé Suih là chủ đề được bàn tán xôn xao khắp làng trên, xóm dưới.

Để tìm hiểu thêm về cuộc sống hiện tại của bé Suih, chúng tôi tìm về địa phương nơi gia đình bé sinh sống ghi nhận thông tin. Căn nhà của gia đình bé Suih nằm khuất sâu trong vườn điều. Mặt trời khuất núi, những ánh điện bắt đầu le lói cũng là lúc vợ chồng anh Quik địu con trên lưng về đến nhà.

Thấy khách lạ ghé thăm, vợ chồng anh khẽ nở nụ cười e ngại, mời chúng tôi vào nhà. Vợ chồng anh Quik đều không biết chữ, nói tiếng Kinh câu được câu mất. Chị Suyn ngồi trước thềm, ôm con vào lòng, vén áo gãi soàn soạt. Trò chuyện với chúng tôi, chị Suyn chia sẻ: “Trời về đêm, gió lạnh người bình thường còn phải mặc áo ấm mà nó cứ than nóng. Lúc nào, cũng vén áo lên bắt bố mẹ gãi ngứa miết.”

Qủa thật vậy, khi tận tay sở vào người bé, chúng tôi cảm nhận được những sợi lông to cứng, đâm lên tua tủa. Trên lưng in rõ những vết đỏ, rớm máu sau những lần gãi ngứa.

   - Ảnh 1

Bé Suih toàn thân mọc đầy lông

Khi mới sinh ra, mọi người trong làng đều quả quyết, bé Suih chính là hóa thân của “ma rừng”, sẽ mang đến tai họa. Do đó, sau nhiều ngày bàn bạc, người làng quyết định kéo đến yêu cầu gia đình anh Quik giao nộp bé Suih để xử lý theo luật tục.

“Dù gì cũng là đứa con mình đứt ruột sinh ra, cha mẹ nào nỡ lòng làm như thế. Do đó, vợ chồng tôi cương quyết bằng mọi giá cũng phải bảo vệ con mình đến cùng. Để chạy trốn người làng, vợ chồng tôi âm thầm bế con lên sinh sống ở hẳn trên rẫy. Cũng may, hồi đó hai vợ chồng can đảm, nhờ vậy bé Suih may mắn giữ lại được mạng sống, lớn lên khỏe mạnh như bây giờ”, anh Quik cho biết.

Theo lời anh Quik kể, như bao đôi uyên ương khác trong làng, sau thời gian hơn một mùa rẫy tìm hiểu, anh Quik và chị Suyn đã phải lòng nhau. Chính vì vậy, khi anh Quik ngỏ lời yêu, cô thiếu nữ tuổi đôi mươi lúc ấy là chị Suyn gật đầu đồng ý. Ngay sau đó, được sự ưng thuận của gia đình hai bên một đám cưới đơn sơ theo đúng phong tục của người J’rai, diễn ra suôn sẻ trong niềm vui sự chúc phúc của bà con hàng xóm. Sau ngày cưới, để tạo điều kiện cho đôi vợ chồng trẻ có vốn liếng làm ăn, họ hàng hai bên gom góp cất cho anh chị một căn nhà nhỏ ở đầu làng, cùng vài sào ruộng lấy kế sinh nhai. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ cứ thế trôi đi trong niềm hạnh phúc đơn sơ, bình dị.

Đến một ngày, anh Quik reo lên trong niềm hạnh phúc, khi nghe vợ thông báo mình được lên chức làm cha. Sau bao ngày mong mỏi chờ đợi, anh Quik vỡ òa những giọt nước mắt hạnh phúc, khi vợ hạ sinh một đứa con trai đầu lòng kháu khỉnh. Từ ngày đứa con trai chào đời, khiến tình cảm đôi vợ chồng ngày một khăng khít, bền chặt. Khi cuộc sống kinh tế dần ổn định, vợ chồng anh bàn bạc sinh thêm đứa con có anh có em cho vui cửa vui nhà. Đầu năm 2012, vợ chồng anh một lần nữa phấn khởi chuẩn bị chào đón thành viên thứ hai của gia đình. “Ngày vợ trở dạ, tôi hồ hởi đưa vợ vào trạm xá hồi hộp chờ đợi. Khi đứng đợi bên ngoài, nghe các y tá thì xôn xao tôi đã có lính tính xấu xảy ra”, anh Quik nhớ lại.

Chỉ là bệnh bẩm sinh hiếm gặp

Anh Quik kể: “Quả thật vậy, khi nhìn thấy đứa con miệng dị tật, khắp người mọc đầy lông lá, tôi vô cùng hoảng sợ. Mẹ cháu vừa nhìn thấy con, hốt hoảng ngất lịm đi. Lúc đó, nhìn con tâm trạng tôi rối bời, một cảm giác lo lợ bao trùm. Lấy hết can đảm bế bé tay đôi tay, tôi không ngừng run rẩy. Mặc dù mang thân thể kì lạ, nhưng bế trên tay tôi thấy bé ngủ ngon, rất đáng yêu. Từ đó, thay vì cảm giác sợ hãi tôi thấy thương, gần gũi con hơn. Khi mẹ cháu khóc nức nở, tôi phải dỗ dành mãi”. Sau khi đưa bé về nhà, anh Quik thông báo cho họ hàng hai bên về tình hình cháu. Mặc dù, người thân trong gia đình nhưng khi thấy hình hài bé mọi người e dè, không ai dám chạm vào bé”.

Ngay sau đó, tin tức về Suih nhanh chóng được lan truyền đi khắp trong làng, ngoài xã. Nhiều người bảo cháu bé là hóa thân của “ma rừng”, bắt gia đình anh phải bỏ ngay đứa trẻ. Ít ngày sau đó, người làng nườm nượp kéo đến bắt vợ chồng anh giao nộp cháu bé để “hành quyết” bằng cách chôn sống theo luật tục của làng. Nhìn đứa con bé bỏng non nớt, tình mẫu tử trỗi dậy, vợ chồng anh cương quyết cự tuyệt quyết định của cả làng. “Để bảo vệ đứa con, sáng sớm ngay khi con gà rừng vừa gáy, vợ chồng tôi đèo con trên lưng lên rẫy khi mặt trời khuất núi mới trở về nhà”, anh Quik cho hay. Cuộc sống cô độc cứ thế trôi đi, bé Suih lớn lên như cây ngô cây săn trên nương.

Chị Suyn tâm sự: “Lúc nó mới đẻ mà lông ở lưng, mông mọc kín và da thâm đen như da con heo rừng nhiều người không dám bế. Trước đây người làng kiêng kị lắm. Khi Suih lớn lên, bắt đầu biết bò, biết đi, trẻ con đến nhà chơi thấy cũng sợ, nhưng giờ chúng quen rồi. Vào tháng 5/ 2015, được sự giúp đỡ của tổ chức từ thiện vợ chồng tôi đưa con vào TP.HCM phẫu thuật hở hàm ếch. Sau ngày mổ, hiện tại cháu bắt đầu có thể gọi bố, gọi mẹ, nói chuyện được rõ ràng hơn. Nhiều bác sỹ khi thấy lưng Suih đã chụp hình, yêu cầu đưa đi các bệnh viện lớn để khám, nhưng vợ chồng quá nghèo nên ôm con về lại làng. Giờ đây cứ mỗi lần trở trời cháu ngứa khắp mình. Nhiều khi chịu không được cháu đưa tay cào cấu, khiến da lưng rớm máu. Bố mẹ nghèo nhiều khi muốn đưa con đi chữa trị, nhưng đành bất lực”.

Bệnh Nevus bẩm sinh

Liên quan đến căn bệnh kì lạ của bé Suih, bác sỹ Nguyễn Trọng Hào, Phó giám đốc bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, Suih mắc bệnh Nevus tế bào sắc tố bẩm sinh. Biểu hiện cụ thể của bệnh, là những vùng da tăng sắc tố, có kèm theo hoặc không kèm theo tình trạng rậm lông. Tỉ lệ mắc Nevus tế bào sắc tố bẩm sinh loại lớn rất thấp, theo một số báo cáo chỉ khoảng 1/20.000 trẻ em sinh ra. Có một số phương pháp điều trị nevus tế bào sắc tố bẩm sinh như ghép da, bào da hoặc điều trị bằng laser. Ngoài ra, bệnh nhi cũng có nguy cơ ung thư tế bào sắc tố (melanoma), nên cần được theo dõi chặt chẽ biến chứng này.

HỒ NAM

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý