Con uống thuốc tự tử, bố mẹ mới biết do áp lực làm 'lớp trưởng'

dinhhuong dinhhuong @dinhhuong

Con uống thuốc tự tử, bố mẹ mới biết do áp lực làm 'lớp trưởng'

Những năm gần đây tình trạng học sinh, sinh viên phải đến khám tại Bênh viện Tâm thần TPHCM ngày càng gia tăng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015 đã lên đến con số gần 16 nghìn lượt bệnh nhân đến khám.

04/08/2015 07:28 PM
570

Học sinh tự hủy hoại bản thân

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV báo Người đưa tin đã gặp bác sĩ Lâm Hiếu Minh, Phó Trưởng khoa khám bệnh trẻ em thuộc bênh viện tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh. Theo bác sĩ Minh, không chỉ người lớn mới tìm đến bệnh viện mà ngày càng nhiều em ở lứa tuổi học sinh đến khám và điều trị.

Ở tuổi của các em, cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến tâm thần. Tuy nhiên, lứa tuổi nguy hiểm, dễ bị tác động nhất là ở các em từ 4 đến 7 tuổi và các em từ 10 đến 14 tuổi. Các bệnh có liên quan đến tâm thần cũng có nhiều dạng khác nhau. Từ chứng động kinh, rối loạn phát triển, tự kỉ ở các em nhỏ cho đến rối loạn cảm xúc, lo âu, ám ảnh ở các em lớn tuổi hơn.

   - Ảnh 1

Bác sĩ Lâm Hiếu Minh, Phó Trưởng khoa khám trẻ em

Cũng theo bác sĩ Minh, ông từng khám cho trường hợp em N.T.N, mới 9 tuổi là học sinh lớp 4 một trường thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Trong suốt 4 năm học em đều là học sinh giỏi và là một lớp trưởng gương mẫu. Tuy nhiên học kỳ II năm lớp 4 do chưa hoàn thành một số việc của lớp mà cô giáo chủ nhiệm giao, N đã bị cô giáo mắng mỏ trước mặt toàn thể các bạn trong lớp.

Do xấu hổ, N càng ngày càng học kém và thường xuyên bị cô giáo mắng hơn. Đã có lúc N đã nói với bố mẹ muốn nghỉ học, nhưng nghĩ chuyện trẻ con nên bố mẹ chỉ la mắng rồi không để ý. Mỗi lần đến lớp là một cực hình nên N đã tự ý trốn học để không bị cô giáo mắng.

Sau một vài lần N bỏ học thì cô giáo đã thông báo về gia đình. Thay vì tìm hiểu nguyên nhân, bố N chỉ biết đánh đòn vì cho rằng N lười biếng học tập. Không còn lối thoát, N đã uống thuốc chuột để tử tử, may gia đình phát hiện kịp thời nên N đã được cứu sống. Chỉ đến khi N tìm đến cái chết thì gia đình mới bừng tỉnh và đưa em đến khoa khám bệnh thuộc bệnh viện tâm thần để được tư vấn.

Bệnh sẽ rất nguy hiểm nếu các bậc phụ huynh không để ý đến con em mình và kịp thời đưa đi khám. Bởi vì triệu chứng của các bệnh có liên quan đến tâm thần đa số là dẫn đến có hành vi tự hủy hoại bản thân mình. Bác sĩ Minh cho biết: “Đối với các em nhỏ tuổi thì sẽ cắn chính mình hoặc đập đầu vào tường, đập đầu xuống nền gạch.

Còn ở các em từ 10 – 14 tuổi, các em sẽ có hành vi tự làm đau chính mình như: dùng dao lam cắt tay, tập tành theo những tệ nạn xã hội hay nguy hiểm hơn là hành vi tự sát. Những trường hợp thế này thì phụ huynh cần đưa các em đến bệnh viện để được thăm khám chuyên môn”.

Chẳng hạn như trường hợp em T.T.H học sinh lớp 11 tại TP Hồ Chí Minh, đang là học sinh khá giỏi. Tuy nhiên, do bố mẹ luôn đòi hỏi phải có thành tích cao hơn, vì vậy lúc nào em cũng rơi vào trạng thái lo âu và sinh ra tâm trạng buồn chán. Suốt ngày ngồi trong phòng không giao tiếp với ai.

Chỉ khi bố mẹ phát hiện những vết sẹo chằng chịt trên hai cánh tay và đùi thì mới tá hỏa. Gặng hỏi mãi thì em cho biết mỗi khi bị điểm kém hay bị bố mẹ la mắng, không biết lấy gì giải tỏa nên em đã lấy giao lam tự rạch lên cơ thể. Đầu tiên thì thấy đau, nhưng về sau em thấy thoải mái mỗi khi có chuyện buồn mà không thể giải tỏa và nghiện lúc nào không biết.

Cần chia sẻ với các em nhiều hơn

Tâm lý của các em rất dễ bị tác động, đặc biêt là khi đến tuổi dậy thì. Khi đó có nhiều sự thay đổi về tâm lý, sinh lý và trong suy nghĩ của các em.Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian hơn cho con để tâm sự, chia sẻ với con của mình như những người bạn.

Cũng theo bác sĩ Minh, ông từng khám cho một trường hợp em chỉ là học sinh cấp 2 nhưng em có nhiều hàng vi mang tính chống đối. Ở trường em rất quậy phá và hay đánh các bạn. Thấy thế nên gia đình đã đưa em đến bênh viện và được bác sĩ Minh trực tiếp khám. “Khi đến nơi em ấy còn giấu một con dao ở trong người.

Mà theo em thì em đem theo đi khám bệnh để phòng ngừa trường hợp có thể sử dụng đến. Đối với các em đã mắc phải bệnh lý như thế thì đó là cách để các em c��m thấy an toàn và được bảo vệ. Ở các trường hợp như thế, đa số bệnh của các em đều bị ảnh hưởng do sống trong gia đình không êm ấm hoặc có bạo lực gia đình”.

   - Ảnh 2

Phụ huynh đưa con em đến khám và điều trị tại bênh viện tâm thần

Có rất nhiều trường hợp do áp lực về học tập và thi cử đã dẫn đến tình trạng trầm cảm. Mỗi em có biểu hiện riêng, có em thì lầm lì, ngại giao tiếp, nhưng có em lại trở nên nóng nảy, hay cáu gắt và có biểu hiện chống đối với bố mẹ và cô giáo.Khi các em mắc những bệnh lý liên quan đến tâm thần thì khả năng chữa khỏi không phải không có.

Nhưng cũng có trường hợp bênh nhân sẽ bị kéo dài thời gian chữa trị hơnhoặc tệ hơn là bênh sẽ tiến triển nặng nề.Chưa hết, khi đã chữa khỏi thì khă năng tái phát là rất lớn nếu bệnh viện không nhận được sự hợp tác nhất định từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.

Bác sĩ Hiếu cho biết thêm: Nếu gia đình thấy biểu hiện lạ mà phát hiện sớm đưa các em đến can thiệp kịp thời thì khả năng các em trở lại bình thường là rất cao. Nhưng nếu gia đình không để ý, các em bị trầm cảm lâu ngày thì dễ dẫn đến nguy cơ tự sát hoặc rối loạn hành vi.

Để giúp cho các em phát triển bình thường và hạn chế việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của các em, dẫn đến phát các bệnh liên quan đến tâm thần.chúng ta cần nhìn nhận lại và hành động ngay, không chỉ có sự cố gắng từ phía gia đình mà còn ở nhà trường và xã hội.

Ngoài việc phụ huynh thiếu sự chăm sóc yêu thương dành cho con cái thì ở phía nhà trường cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng bênh lý tâm thần ở các em. Theo bác sĩ Minh, hiện tại hệ thống tư vấn tâm lý học đường ở nước còn rất yếu.

Ở một số trường học thâm chí còn không có phòng ban nào làm nhiệm vụ liên quan đến việc quan tâm đến tâm lý của các em học sinh. Trong khi tình trạng bao lực học đường càng nhiều, các em cũng cần có nơi để chia sẻ và mong nhận được sự giúp đỡ về các vấn đề tâm lý mình gặp phải.

Để giải quyết điều này thì nhà trường cũng nên giảm bớt áp lực về học tập và thành tích đối với học sinh để các em có thời gian nghỉ ngơi và sinh hoạt ngoại khóa nhiều hơn. Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên quan tâm và trò chuyện với con cái để nắm bắt tâm tư, tình cảm chia sẻ những vấn đề về học tập và những khúc mắc trong cuộc sống giúp con cái giải tỏa được những vấn đề về tâm lý.

Tránh để trường hợp khi các em bị các chứng liên quan đến tâm thần nhưng bố mẹ không phát hiện kịp thời để bệnh tăng nặng và kéo dài mới đưa đến khám thì rất khó khăn trong việc điều trị và khả năng bình phục của các em cũng không cao

HOÀNG TUẤN

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý