Công ty thương mại xi măng khẳng định không thâm hụt vốn nhà nước

biettuot biettuot @biettuot

Công ty thương mại xi măng khẳng định không thâm hụt vốn nhà nước

Khi cổ phần hóa, công ty có vốn điều lệ 60 tỷ; hiện nay, vốn chủ sở hữu là 98 tỷ, tức là tăng 1.64 lần, như vậy không thể khẳng định là thâm hụt vốn ông Lưu nói.

14/05/2017 03:10 PM
77

"Khi cổ phần hóa, công ty có vốn điều lệ 60 tỷ; hiện nay, vốn chủ sở hữu là 98 tỷ, tức là tăng 1.64 lần, như vậy không những là không thâm hụt vốn mà còn bảo toàn và phát triển được vốn của nhà nước, của các cổ đông" - Giám đốc Ngô Đức Lưu khẳng định.

Liên quan tới phản ánh của báo chí về khoản công nợ của Công ty Cổ phần Vicem Thương mại Xi măng (đơn vị thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - Vicem) chiếm khoảng 60% vốn điều lệ, "tiềm ẩn" khả năng thâm hụt vốn nhà nước, tại buổi trao đổi với phóng viên, Giám đốc Công ty - ông Ngô Đức Lưu đã có câu trả lời về những phản ánh này.

Ông Lưu cho biết, thứ nhất, ở thời điểm hiện tại thì không có chuyện công ty "tiềm ẩn khả năng thâm hụt vốn nhà nước". Cụ thể, công ty khi cổ phần hóa có vốn điều lệ là 60 tỷ đồng, phần vốn của nhà nước do Vicem đại diện là 35,7 tỷ đồng, chiếm 59,64% vốn điều lệ. Tại thời điểm 31/12/2016, vốn chủ sở hữu của công ty là 98,4 tỷ đồng, bằng 1,64 lần vốn điều lệ. Như vậy, vốn nhà nước và các cổ đông tại công ty không những được bảo toàn mà còn phát triển.

"So với doanh thu bình quân mỗi năm của công ty khoảng 1.300 tỷ đồng, thì số nợ 36 tỷ đồng nói trên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Hơn nữa, các khoản nợ thì đã có trích lập dự phòng theo quy định. Ngoài trích lập dự phòng, công ty đều trả cổ tức cho cổ đông theo Nghị quyết đại hội cổ đông" - ông Lưu cho biết.

Công ty thương mại xi măng khẳng định không thâm hụt vốn nhà nước - Ảnh 1

Ông Lưu cho biết, đến hết năm 2016, công ty đã thu hồi được số nợ là 11,7 tỷ đồng. Các trường hợp nợ còn lại vẫn đang tiếp tục được xử lý, đôn đốc để thu hồi nợ dần. Ảnh tư liệu của Công ty

Thứ hai, về thông tin "nợ chiếm 60% vốn điều lệ" (khoảng 36 tỷ đồng), ông Lưu thừa nhận là có nợ. Các khoản nợ này chủ yếu phát sinh trong giai đoạn từ 2010 đến 2014.

Qua xem xét hồ sơ các khoản nợ thì có nhiều lý do dẫn đến tình trạng nợ như trên. Một là, trong lĩnh vực kinh doanh, xi măng một ngành hàng đặc thù; yêu cầu về chất lượng cũng như việc nghiệm thu chất lượng sản phẩm phải tuân thủ theo các qui trình và thời gian cụ thể đối với các công trình. Theo qui định thời gian nghiệm thu chất lượng đối với xi măng dùng để chế tạo bê tông là sau 28 ngày, do vậy người mua chỉ thanh toán một phần, phần còn lại sau khi có kết quả chất lượng mới thanh toán hết. Thông thường thời gian nợ là khoảng 30 – 45 ngày. Do vậy dẫn đến phát sinh nợ trong mua bán xi măng là khó tránh.

Hai là, một số khách hàng của công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lâm vào tình trạng khó khăn, do đó chưa có khả năng thanh toán hết nợ mà cần có thời gian để thu hồi nợ của các nhà thầu, dự án.

Ba là, trong quá trình hợp tác kinh doanh, công ty bán hàng và cho khách hàng nợ. Tuy nhiên, một số khách hàng đã lợi dụng chiếm dụng vốn của công ty, thậm chí cố tình lừa đảo, chiếm đoạt gây thiệt hại cho Công ty...

Bốn là, do chưa nắm bắt kịp thời tình hình biến động của thị trường, chủ quan trong quản lý, điều hành như mô hình kinh doanh cũ còn bất cập; việc theo dõi khách hàng, quản lý nợ còn nhiều hạn chế, thiếu cơ chế giám sát, cảnh báo rủi ro, để xảy ra tình trạng nhân viên bán hàng và khách hàng nợ cao, kéo dài mà chưa có biện pháp xử lý quyết liệt. Cùng với đó, ý thức, trách nhiệm của một số CBNV trực tiếp bán hàng đối với việc quản lý bán hàng, quản lý khách hàng còn yếu, chưa làm tròn trách nhiệm, lợi dụng sơ hở trong quản lý để khách hàng chiếm dụng vốn công ty.

"Tôi tiếp nhận nhiệm vụ lãnh đạo tại công ty từ năm 2015 và nghĩ mình cần phải có trách nhiệm với những vấn đề đang tồn đọng, phát sinh tại công ty. Do đó, từ thời điểm nhận nhiệm vụ, tôi cùng ban lãnh đạo công ty đã tổ chức sắp xếp lại hệ thống phân phối; rà soát phân loại nợ và trích lập dự phòng đúng quy định của Nhà nước. Cùng với đó là tiến hành tập hợp hồ sơ, phân tích đánh giá các đối tượng nợ trên cơ sở phân loại để có biện pháp xử lý cụ thể như: nợ tồn đọng; nợ không có khả năng thu hồi; nợ không có khả năng thanh toán; các đối tượng chây ỳ, có dấu hiệu chiếm đoạt, lừa đảo ... để có biện pháp tháo gỡ, xử lý phù hợp.

Kết quả, đến hết năm 2016, công ty đã thu hồi được số nợ là 11,7 tỷ đồng. Các trường hợp nợ còn lại vẫn đang tiếp tục được xử lý, đôn đốc để thu hồi nợ dần" - ông Lưu khẳng định.


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý