Cuộc sống của 'Thần trinh nữ' Nepal có gì khác thường?

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Cuộc sống của 'Thần trinh nữ' Nepal có gì khác thường?

Trong hầu hết các cộng đồng trên thế giới, nữ thần là biểu tượng thuộc giới tâm linh nhưng ở Nepal, các nữ thần thật sự hiển hiện, cùng hít thở, cùng sống. Có điều, họ sống cuộc sống khác biệt hoàn toàn với những người bình thường.

14/07/2014 02:37 PM
1,248

Những thần trinh nữ được người dân Nepal tôn thờ, biến thành những vị thánh sống có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng văn hóa địa phương. Nữ thần là bé gái đồng trinh, được lựa chọn cẩn thận từ khi mới sinh và được gọi là Kumari, là hiện thân của nữ thần Kali tượng trưng cho sức mạnh của những người theo đạo Hindu.

Từ lúc được chọn lựa cho vai trò quan trọng của mình, trải qua 32 bài kiểm tra nghiêm ngặt, các nữ thần trở thành hình tượng bảo vệ các tín đồ Hindu khỏi quỷ dữ xấu xa. Các nữ thần không chỉ được thay đổi tên, toàn bộ cuộc sống của họ cũng hoàn toàn thay đổi khi đảm nhận vai trò mới.

Trong tiếng Nepal, Kumari nghĩa là trinh nữ. Thần trinh nữ buộc phải rời bỏ nhà của mình và chuyển tới sống trong đền thờ như một vị thần sống, chỉ có thể ra ngoài trong các lễ diễu hành và các lễ hội tôn giáo ở địa phương. Các Kumari thậm chí không tự bước đi, phương tiện di chuyển của họ là trên các ngai vàng hoặc truyền qua tay người khác. Họ gần như không đi lại cho tới lúc nghỉ hưu. Các nữ thần bị cấm đi học hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Một năm, nữ thần xuất hiện khoảng 9- 13 lần bên ngoài đền thờ để phục vụ các hoạt động tín ngưỡng.

Khi sự kiện kinh nguyệt đánh dấu tuổi dậy thì diễn ra với các nữ thần, họ được trải qua nghi lễ 12 ngày gọi là Gufa để kết thúc nhiệm kỳ làm Kumari. Sau đó, họ được quay trở lại cuộc sống bình thường mà thậm chí họ chưa từng được biết tới.

Những vị thần trinh nữ Kumari được lựa chọn nghiêm ngặt từ khi mới sinh, họ trở thành nữ thần sống, là niềm tôn thờ của hàng ngàn người Ấn giáo và Phật tử cho tới tuổi dậy thì. trong ảnh: Samita Bajracharya - một Kumari trong lần xuất hiện công khai hiếm hoi bên ngoài đền thờ.

Sau khi bắt đầu có kinh nguyệt, các Kumari được tiến hành nghi lễ 12 ngày tên là Gufa để kết thúc cuộc sống của nữ thần. Họ sẽ đi tới một con sông gần ngôi đền, thả tốc và rửa sạch con mắt thứ 3 được vẽ trên trán. Sau đó, nữ thần trở về là cô gái bình thường sống cùng gia đình.


Lễ Gufu đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời các Kumari. Từ đây,
họ có thể được đi học, trở về gia đình, sinh hoạt cộng đồng.


Những người thân trong gia đình có thể giúp đỡ các Kumari hoàn thành nghi lễ Gufa.


Trong lễ Gufa, các Kumari chuyển tới ở trong một căn phòng khép kín,
nơi bạn bè và người thân được phép vào thăm nom.


Samita Bajracharya chơi đùa cùng bạn bè đồng trang lứa tại căn phòng nơi cô ở trong dịp lễ Gufa.


Ngay sau khi kết thúc cương vị nữ thần, các Kumari vẫn chưa thể đi bộ bởi chân họ còn rất yếu.

Sau nghi lễ Gufa, Samita Bajracharya trở về gia đình và tập sống cuộc sống bình thường như bao cô gái khác - một cuộc sống mà cô chưa từng được biết tới.

Samita Bajracharya đã kết thúc nhiệm kỳ nữ thần và trở về với đời sống thường nhật. Cô cho biết mình không thể đi bộ bình thường bởi đã quá quen với việc di chuyển trên kiệu hoặc được người khác bế.

Samita Bajracharya học chơi nhạc cụ cổ điển trong phòng riêng của mình tại nhà. Phải mất vài tháng, cô bé mới có thể dần thích nghi với đời sống mới.

Trong thời gian làm nữ thần, Samita Bajracharya không được đi học. Vì vậy, trước khi tới trường, cô được bổ túc bởi một giáo viên trường học địa phương, nơi cung cấp học bổng toàn phần cho các nữ thần sau nhiệm kỳ của họ.

Khi còn là Kumari, các nữ thần phải sống trong đền thờ, hoàn toàn xa lánh cộng đồng ngoại trừ các buổi lễ và lễ hội. Các dịp lễ như vậy diễn ra khoảng 9 lần mỗi năm.


Các Kumari chỉ xuất hiện công khai trong một vài buổi lễ, trước hàng ngàn người mộ đạo.


Sau khi thành thành nữ thần, các Kumari rất hạn chế rời khỏi đền thờ.


Trước mỗi lần xuất hiện trước công chúng, các Kumari đều được sơn nghệ thuật truyền thống cầu kì.


Kumari được đặt trên các ngai vàng, các tín đồ sẽ tỏ lòng kính trọng của mình dành cho nữ thần.


Ngai vàng truyền thống của một Kumari.


Cuộc sống sau khi kết thúc vai trò nữ thần sẽ có nhiều thay đổi với một cô gái trẻ như Samita Bajracharya.


Cô đã có thể được đi học, và tham gia các sinh hoạt xã hội như bao bạn bè đồng trang lứa khác.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý