Đại án Vinashinlines: Y án tử hình Giang Kim Đạt, Trần Văn Liêm

daikieu daikieu @daikieu

Đại án Vinashinlines: Y án tử hình Giang Kim Đạt, Trần Văn Liêm

Sau 2 ngày xét xử đại án kinh tế Vinashinlines, HĐXX đã cấp phúc thẩm đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Theo đó, bị cáo Giang Kim Đạt và Trần Văn Liêm y án tử hình.

19/08/2017 09:55 AM
61

Sau 2 ngày xét xử đại án kinh tế Vinashinlines, HĐXX đã cấp phúc thẩm đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Theo đó, bị cáo Giang Kim Đạt và Trần Văn Liêm y án tử hình.

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, chiều ngày 18/8, TAND cấp cao tại Hà Nội đã bác kháng cáo và tuyên giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với 4 bị cáo trong đại án tham ô tài sản, rửa tiền tại công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines).

Các bị cáo Trần Văn Liêm, nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines, Giang Kim Đạt, nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines, bị HĐXX tuyên y án sơ thẩm với mức án tử hình cho tội danh tham ô tài sản.

Tòa cũng tuyên giữ nguyên mức án chung thân đối với bị cáo Trần Văn Khương, nguyên kế toán trưởng Vinashinlines. Bị cáo Giang Văn Hiển, bố Giang Kim Đạt, bị tuyên phạt 12 năm tù cho tội rửa tiền.

Đại án Vinashinlines: Y án tử hình Giang Kim Đạt, Trần Văn Liêm - Ảnh 1Phóng to

Các bị cáo tại tòa. Giang Kim Đạt ngoài cùng bên trái - Ảnh: Tri thức trực tuyến

Hội đồng xét xử nhận định tội danh và các mức án mà Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên phạt các bị cáo là có căn cứ pháp luật, không oan sai.

Cùng đưa tin về diễn biến phiên tòa, báo Thanh Niên thông tin thêm, HĐXX xác định, từ năm  2006 - 2008, bị cáo Liêm điều hành Vinashinlines, chỉ đạo bị cáo Đạt thống nhất tiền hoa hồng, chênh lệch giá mua tàu, cho thuê tàu, lợi dụng chức vụ, thông qua công ty môi giới, chiếm đoạt 260 tỉ đồng. Trong đó, bị cáo Đạt hưởng lợi 255 tỉ đồng, bị cáo Liêm hưởng lợi  3,1 tỉ đồng và bị cáo Khương hưởng lợi 1,7 tỉ đồng.

Bị cáo Khương biết rõ khoản tiền Liêm đưa cho mình là tiền hoa hồng chênh lệch giá từ việc mua tàu, nhưng không đưa vào sổ sách, hạch toán tài chính.

Để nhận số tiền bất hợp pháp này từ nước ngoài, Đạt đã nói bố là bị cáo Hiển mở 22 tài khoản ngân hàng, thực hiện 92 lần nhận số tiền lên tới gần 16 triệu USD (tương đương 260 tỉ đồng). Số tiền này bị cáo Hiển đã dùng để mua 40 bất động sản, mua đi bán lại 13 xe ô tô.

Hội đồng xét xử xác định trong vụ án này, bị cáo Liêm giữ vai trò chính, Đạt là đồng phạm tích cực, Khương là đồng phạm.

Theo báo Dân trí, về dân sự, HĐXX xác định Vinashin là nguyên đơn dân sự của vụ án. Do vậy, số tiền thu hồi được trong vụ án này sẽ trả lại cho Vinashin.

HĐXX cũng xác định thời điểm xảy ra hành vi phạm tội, toàn bộ nguồn vốn thực hiện các hợp đồng mua tàu, khai thác kinh doanh cho thuê tàu là thuộc nguồn vốn của Tập đoàn Vinashin. Đến thời điểm hiện tại, Vinashinlines còn nợ Tập đoàn Vinashin gần 49 triệu USD và hơn 73 tỷ đồng tiền mua tàu.

Mặc dù đến nay, Vinashinlines chuyển trực thuộc Vinalines và nhận nợ nguyên trạng của Vinashinlines, nhưng Vinashinlines vẫn còn nợ của Vinashin, do đó HĐXX cấp sơ thẩm xác định nguyên đơn dân sự theo quy định của pháp luật là Vinashin.

Đề nghị Vinashin sau khi nhận được số tiền bồi thường thiệt hại phải có trách nhiệm đối trừ công nợ với Vinashinlines.

Về vấn đề này, HĐXX cấp phúc thẩm cho rằng, kháng cáo của Vinashinlines đòi xác định là nguyên đơn dân sự, nên các bị cáo phải bồi thường cho Vinashinlines mới phù hợp.

Tuy nhiên, khi các bị cáo thực hiện tội phạm, toàn bộ tiền mua tàu là do Vinashin vay và đầu tư cho Vinashinlines, hiện tại các con tàu đều được thế chấp. Trong khi đó tiền mua tàu từ nguồn trái phiếu Chính phủ, HĐXX buộc các bị cáo bồi thường trực tiếp cho Vinashin.

(Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý