Đại biểu Quốc hội lo lắng tình hình nợ công quay trở lại

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Đại biểu Quốc hội lo lắng tình hình nợ công quay trở lại

Sáng 21/10, thảo luận tại các đoàn đại biểu về tình hình phát triển kinh tế xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ lo lắng về tình hình nợ công có xu hướng quay trở lại.

21/10/2014 04:59 PM
625

Theo tin tức từ Thời sự VTV, các đại biểu Quốc hội cho rằng, dù nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn nhưng để giải quyết vấn đề này cần có các giải pháp đột phá, trong đó giải pháp lớn nhất là giảm bội chi ngân sách, tránh đầu tư những công trình kém hiệu quả, gây lãng phí.

Video: Giải quyết vấn đề nợ công cần có các giải pháp đột phá.

Ông Đỗ Văn Đương, đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng: "Nợ công nhiều như thế này thì khả năng về an ninh tài chính được đánh giá là nghiêm trọng. Thu của mình còn chưa sâu sát, nhất là về nợ đọng thuế, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế GTGT xảy ra ở nhiều nơi rất nghiêm trọng".

"Chi thường xuyên cho bộ máy hành chính cồng kềnh, bao nhiêu năm nay nói giảm biên chế nhưng không giảm được", ông Đương nhấn mạnh.

Ông Vũ Viết Ngoạn, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Nếu cơ cấu chi như vậy thì nó sẽ ảnh hưởng về mặt phát triển bền vững về mặt lâu dài. Giải quyết câu chuyện này như thế nào, cơ cấu chi này có được khắc phục trong 5 năm, 6 năm, 7 năm tới hay không? trong điều kiện chi thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy hoạt động của công chức, viên chức và những người hưu chí... Vậy cơ cấu này nên điều chỉnh thế nào thì tôi nghĩ cũng nên sớm có câu trả lời".

Đồng tình với nhiều giải pháp của Chính phủ đã đưa ra nhằm tăng tổng cầu cho nền kinh tế, song theo đại biểu Trần Du Lịch, bên cạnh giải quyết nợ xấu thì một trong những điểm nghẽn cần giải quyết là lãi suất ngân hàng. Theo đại biểu này, vấn đề lãi suất cần phải được xử lý nhanh nếu để kéo dài càng gây khó khăn cho nền kinh tế.

 - Ảnh 1

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: TTXVN

Ông Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội TP.HCM cho biết: "Lãi suất còn cao, nhất là trung hạn. Hiện nay lãi suất trung hạn khoảng 11% trở lên, trong khi chỉ số giá cả 9 tháng đầu năm tăng tạm gọi là lạm phát có 2 phảy mấy thôi. Vì vậy người dân cho rằng vay làm gì có lợi hơn nên người ta không vay".

"Nhóm thứ 2 là doanh nghiệp yếu, tức là đang vướng nợ, đang cần tiền, đang khát vốn, thì ngân hàng sợ không dám cho vay. Còn nếu cho vay thì rủi ro cao nên lãi suất cao nêu nếu vay thì những doanh nghiệp này càng "chết" nữa", ông Trần Du Lịch cho biết thêm.

Bên cạnh những về vấn đề nợ công, các đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng tham nhũng, lãng phí và đổi mới giáo dục. Chiều nay (21/10), các đại biểu Quốc hội vẫn tiếp tục thảo luận tại các đoàn đại biểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Mai Nguyên

Xem thêm video clip : Clip: Chủ xe xế hộp đánh tới tấp nam thanh niên

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý