Đại gia "lấp" sông Đồng Nai và khoản nợ nghìn tỷ gây "choáng"

bexinh bexinh @bexinh

Đại gia "lấp" sông Đồng Nai và khoản nợ nghìn tỷ gây "choáng"

(ĐSPL) Đại gia lấp sông Đồng Nai Toàn Thịnh Phát có tổng tài sản là 2.052,34 tỷ đồng, đây không phải là con số nhỏ nhưng lại khá khiêm tốn khi so với khoản nợ Toàn Thịnh Phát phải gánh.

27/03/2015 02:39 PM
650

Lấp sông Đồng Nai”, Toàn Thịnh Phát được gì?

Trong một bài báo được đăng tải trên trang web của công ty Toàn Thịnh Phát có đoạn viết: “nếu dự án hoàn thành người dân Biên Hòa sẽ có công viên cây xanh, quảng trường, phố đi bộ - những công trình phúc lợi công cộng mà Biên Hòa hiện nay rất thiếu. Bên cạnh đó, sẽ là các khu phức hợp thương mại, nhà ở, trung tâm mua sắm - cũng là những điểm mà thành phố đang vươn lên đô thị loại I như Biên Hòa rất cần. Những điều bất tiện mà dự án đem lại chắc chắn là có, như: ồn ào, bụi bặm, ảnh hưởng đến doanh thu của một số hộ kinh doanh ven sông lâu nay... trong quá trình thực hiện dự án. Nhưng xét trên tổng thể, rõ ràng lợi ích mà hơn 1 triệu người dân Biên Hòa được thụ hưởng vẫn cao hơn. Vì vậy, những ai chỉ nhắm vào những tiểu tiết, những lợi ích nhỏ để bác bỏ những lợi ích lớn hơn chính là đang không công bằng với Biên Hòa”.

Và đó cũng chỉ là một mặt được, lợi ích của Toàn Thịnh Phát dự kiến thu được từ dự án này còn có lợi ích kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đồng nếu việc xây dựng hoàn tất.

Đại gia "lấp" sông Đồng Nai và khoản nợ nghìn tỷ gây "choáng" - Ảnh 1

Lợi ích của  đại gia Toàn Thịnh Phát dự kiến thu được từ Dự án lấp sông Đồng Nai để xây khu phức hợp có lợi ích kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đồng nếu việc xây dựng hoàn tất.

Video: Dân mất ăn mất ngủ vì dự án "lấp" sông Đồng Nai.

Cũng trong báo cáo thường niên năm 2013 được phát hành vào tháng 4/2014 của doanh nghiệp này, dự án được các nhà khoa học khẳng định “lấp sông Đồng Nai” sẽ mang về lợi ích thương phẩm tạo doanh thu 555 tỷ đồng và lợi nhuận 200 tỷ đồng trong vóng 3 năm kể từ 2015-2017 khi triển khai bán hàng giai đoạn 1 với thương phẩm 1 ha gồm 108 căn phố liền kề.

Sau đó, giai đoạn 2 từ 2017-2020 gồm căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ (đất thương phẩm 15,4ha), khách sạn 4-5 sao (đất thương phẩm 4,3ha) và văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ (đất thương phẩm 6,8ha) với mức lợi nhuận kỳ vọng 260 tỷ đồng tính trên giá bán bình quân 30 triệu đồng/m2.

Tính đến thời điểm này là gần cuối tháng 3/2015, sắp hết hạn 90 ngày cho các doanh nghiệp công bố các báo cáo tài chính nhưng hầu như các con số kết quả hoạt động kinh doanh của Toàn Thịnh Phát vấn được “ém” khá kỹ. Trên trang web chính thức của công ty, các báo cáo có danh mục cụ thể nhưng không kèm thông tin, số vốn đầu tư của doanh nghiệp này cho The Pegasus Riverside vẫn là một con số khiến dư luận quan tâm.

Liệu rằng sau những nghi ngại và lời cảnh báo của các thành viên thuộc Tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam đưa ra “đề nghị UBND Tỉnh Đồng Nai rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án“Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” và đề nghị Cty CP đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát dừng mọi hoạt động xây dựng” sẽ ảnh hưởng thế nào đến tương lai của Toàn Thịnh Phát?

Đại gia "lấp" sông Đồng Nai và khoản nợ nghìn tỷ gây "choáng" - Ảnh 2

Đại gia Huỳnh Phú Kiệt - Chủ tịch HĐQT Công ty Toàn Thịnh Phát - chủ đầu tư dự án khu đô thị 8,4 ha lấp sông Đồng Nai

Đại gia "lấp sông Đồng Nai" nợ nần chồng chất

The Pegasus Riverside đang là dự án trọng điểm của Toàn Thịnh Phát với vốn đầu tư lên tới 3.200 tỷ đồng. Bên cạnh The Pegasus Riverside, công ty này còn có hàng loạt dự án lớn khác như The Pegasus Plaza, The Pegasus Residence,

Với hàng loạt dự án khủng như vậy, Toàn Thịnh Phát được tin là đang sở hữu nguồn vốn khổng lồ để triển khai xây dựng. Theo báo cáo thường niên 2013 của Toàn Thịnh Phát, tại thời điểm 31/12/2013, công ty có tổng tài sản là 2.052,34 tỷ đồng.

Dòng sông Đồng Nai đang bị "lấp" Toàn Thịnh Phát hoạt động theo mô hình công ty mẹ con. Trong đó có 6 công ty con hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, thiết kế, giáo dục, du lịch và vận tải. Đa số các công ty đều có vốn điều lệ khá lớn. Nổi bật nhất là công ty cổ phần giáo dục Toàn Thịnh Phát với vốn 250 tỷ đồng.

Tổng tài sản là 2.052,34 tỷ đồng không phải là con số nhỏ nhưng lại khá khiêm tốn khi so với khoản nợ Toàn Thịnh Phát phải gánh.

Tại thời điểm cuối năm 2013, tổng nợ phải trả của công ty là 1.567,36 tỷ đồng, bằng 76% tổng tài sản. Trong đó nợ vay ngân hàng ngắn hạn lên tới 614,05 tỷ đồng. Với khoản nợ lớn như vậy nên không ngạc nhiên khi Toàn Thịnh Phát phải è cổ trả lãi vay hàng năm.

Đại gia "lấp" sông Đồng Nai và khoản nợ nghìn tỷ gây "choáng" - Ảnh 3

Tổng tài sản là 2.052,34 tỷ đồng không phải là con số nhỏ nhưng lại khá khiêm tốn khi so với khoản nợ Toàn Thịnh Phát phải gánh.

Năm 2013, chi phí lãi vay của công ty là 82,26 tỷ đồng. Năm 2012, chi phí này còn lớn hơn khi đạt 117,39 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế 2013 và 2012 lần lượt là 2,36 tỷ đồng và 25,77 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với lãi vay.

Bản thân Toàn Thịnh Phát cũng nhìn nhận được khó khăn mà các khoản nợ chồng chất mang lại. Ban Giám đốc Toàn Phát cho biết khó khăn lớn nhất với đối với lĩnh vực đầu tư của công ty mẹ chính là việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vốn chủ sở hữu thấp.

Bên cạnh đó, trong suốt giai đoạn 3 năm khó khăn vừa qua, công ty không thể tăng vốn để thực hiện các dự án mà vẫn phải dùng nguồn vốn vay với chi phí cao. Cuối 2013, đầu 2014, chi phí tài chính còn tương đối lớn, đòi hỏi công ty phải có giải pháp mạnh mẽ hơn trong việc thúc đẩy kinh doanh và kiểm soát chi phí để đảm bảo duy trì hiệu quả đầu tư dự án.

Trong năm 2013, công ty đã thực hiện cơ cấu lại các khoản vay ngắn hạn, chuyển đổi các khoản vay đầu tư dự án từ ngắn hạn sang trung, dài hạn. Các khoản vay được chuyển đổi phù hợp hơn với mục đích đầu tư dự án và giảm áp lực cho công ty trong việc trả nợ gốc trong năm.

Trong năm 2014, Toàn Thịnh Phát khẳng định để đạt mục tiêu kết quả hoạt động kinh doanh, ngoài việc đẩy mạnh kinh doanh bán hàng thì mục tiêu không kém quan trọng là tiếp tục hoàn tất việc tái cấu trúc nhắm hướng tới mục tiêu tỷ lệ nợ/vốn nhỏ hơn 1,5 lần.

Ngoài ra, công ty cần tiếp tục tìm kiếm các định chế tài chính để cơ cấu các khoản vay, giảm lãi suất vay về mức bình quân, từ 11% đến 12%/năm.

Hiện tại, vẫn chưa biết liệu Toàn Thịnh Phát có thực hiện được kế hoạch về cơ cấu nợ vay trong năm 2014 hay không vì công ty vẫn chưa công bố báo cáo thường niên 2014.
Trong khi đó, báo cáo tài chính các quý 1/2014, quý 2/2014, quý 3/2014 và báo cáo tình hình quản trị nửa đầu năm 2014 không hiểu lý do tại sao đã bị gỡ bỏ khỏi website.

AN NHIÊN (Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý