Đi tìm bí quyết cực hay làm ra những chiếc bánh chưng Điện Biên dẻo thơm

sakura1 sakura1 @sakura1

Đi tìm bí quyết cực hay làm ra những chiếc bánh chưng Điện Biên dẻo thơm

Với kỹ thuật gói khéo léo, hương vị đậm đà khó quên, hơn 30 năm qua, bánh chưng Bà Kiều đã trở thành thương hiệu cho ẩm thực Điện Biên, được nhiều khách hàng săn đón, tìm đến tận nhà để mua.

24/10/2017 10:41 AM
1,950

Với kỹ thuật gói khéo léo, hương vị đậm đà khó quên, hơn 30 năm qua, bánh chưng  Kiều Gia đã trở thành thương hiệu cho ẩm thực Điện Biên, được nhiều khách hàng săn đón, tìm đến tận nhà để mua.

Lòng chảo Điện Biên vốn nổi tiếng với bề dày lịch sử. Du khách đến thăm Điện Biên không chỉ được sống lại không khí hào hùng của một thời kháng chiến mà còn được thưởng thức một nền ẩm thực tuyệt vời nơi đây như như thịt trâu gác bếp, lạp xưởng gác bếp, xôi ngũ sắc,…

Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất, được nhiều khách hàng săn đón vẫn phải nhắc đến những chiếc bánh chưng nếp nương lá riềng mang thương hiệu Bà Kiều. Bánh gói thủ công gia truyền từ những bàn tay tài hoa của người thợ gói bánh lâu năm, với những nguyên liệu thơm ngon, hảo hạng số 1 của vùng đất Tây Bắc- Điện Biên.

Bí quyết gia truyền và quy trình, kỹ thuật điêu luyện

Bánh chưng Kiều Gia là một sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Điện Biên. Bánh do bà Trần Thị Kiều, người dân tộc Tày, quê gốc ở Lạng Sơn sáng tạo nên. Trải qua một thời gian nghiên cứu, bà Kiều đã sáng tạo ra một công thức làm bánh hoàn toàn khác biệt với bánh chưng dưới xuôi, khác biệt từ việc ngâm gạo, rửa lá dong, thái thịt, tước lạt giang, đồ đỗ đến gói bánh, luộc bánh và vớt bánh.

Đầu tiên để tạo nên chiếc bánh chưng gia truyền có hương vị đặc biệt thơm ngon, bà Kiều luôn chú trọng khâu tuyển chọn nguyên vật liệu cho sản phẩm. Nguyên liệu có ngon thì chiếc bánh mới ngon được.

Gạo nếp phải loại nếp nương Điện Biên, được trồng ở những nương lúa màu mỡ nhất, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học và đặc biệt được "uống nước" của núi rừng, cùng với khí hậu đặc trưng của Tây Bắc nên thường săn, chắc, thơm vô cùng.

Đi tìm bí quyết cực hay làm ra những chiếc bánh chưng Điện Biên dẻo thơm - Ảnh 1Phóng to

Bánh chưng được làm bằng những hạt gạo dài, chắc, mẩy, mười hạt như mười nên khi bánh được ninh nhừ đến mấy vẫn giữ nguyên được hình dáng hạt gạo, bánh dền và dù có để tủ lạnh 3-4 ngày vẫn không hề lại gạo như với những loại bánh thông thường.

Ngoài ra, gạo nếp nương được ngâm với nước cốt lá riềng sau đó mới đem gói. Do đó, những chiếc bánh chưng nếp nương lá riềng luôn có một màu xanh mướt tự nhiên từ trong ra ngoài.

Thịt lợn gói bánh là loại lợn mán giống hiếm, người dân tộc nuôi ba năm mới cho thu hoạch một lứa, có giá thành đắt gấp ba, bốn lần thịt lợn siêu nạc. Thịt lợn mán được nuôi trong bản với lối chăn thả tự do, sử dụng thức ăn là cây cỏ thiên nhiên nên thịt rất chắc thơm, không sử dụng hóa chất kích thích tăng trưởng. Do đó thịt luôn có lớp mỡ béo ngậy, tỉ lệ mỡ cao gấp 3 lần nạc. Khi luộc bánh đủ 12 tiếng thịt mỡ tan ra, ngấm vào đỗ tạo nên hương vị béo ngậy khó quên.

Đỗ xanh làm nhân bánh được chọn từ những vùng quê chuyên trồng đỗ. Khi nấu bở tơi, bùi béo, vàng óng ả. Chiếc bánh còn chứa đựng hương vị của thiên nhiên nắng gió, của núi rừng Tây Bắc khi được bọc bằng chiếc lá dong rừng thơm ngát.

Đi tìm bí quyết cực hay làm ra những chiếc bánh chưng Điện Biên dẻo thơm - Ảnh 2Phóng to

Làm bánh chưng tuy đơn giản nhưng thực ra đòi hỏi cao về kỹ thuật và dành nhiều tâm huyết, chỉ cần lá không sạch hay pha nước không đúng giờ cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chỉ tính riêng công đoạn gói bánh và nhuộm riềng hiện chỉ có ba người đứng sau thương hiệu Bà Kiều đảm nhận.

Theo đó, khâu chế biến luôn được tiến hành một cách chỉn chu, tỉ mẩn từ cách làm lá, lạt cho đến gạo, thịt, đỗ và cách luộc,… tất cả đều theo công thức gia truyền không đâu có.

Một điều đặc biệt đối với bánh chưng Bà Kiều là người gói bánh không cần dùng khuôn nhưng mỗi tiếng đồng hồ có thể làm ra từ 80 đến 120 chiếc bánh vuông vức. Người gói thao tác chặt tay, đúng quy cách, không độn lá nhiều như ngoài hàng, trước và sau khi bóc trọng lượng bánh vẫn không thay đổi.

Chia sẻ bí quyết giúp bánh chưng Bà Kiều luôn tạo nên sức cuốn hút kì lạ, bà Trần Thị Kiều cho biết: “Tôi thường phải dày công nghiên cứu xem làm thế nào để bánh xanh, ngon được. Một hôm tình cờ có cô bạn làm cùng tôi bảo lá riềng và gạo nếp nương rất hợp nhau, lấy nước lá riềng giã ngâm gạo thì bánh xanh mà thơm lắm. Tôi nghe theo và thế là 30 năm rồi tôi đều gói bánh theo cách này. Hiện nay, tuy sản xuất ra hàng nghìn chiếc bánh nhưng không vì thế mà tôi bỏ qua các tiêu chuẩn; phải luôn kỹ lưỡng trên từng chiếc bánh, như gửi gắm hết tâm huyết của mình vào trong đó vậy!”

Thương hiệu rộng mở với những chiếc bánh chưng “có một không hai”

Với chất lượng thơm ngon, màu sắc bắt mắt, bánh chưng Kiều Gia đã có mặt tại khắp các tỉnh thành trong cả nước, từ Hà Nội, Đà Nẵng cho đến TP Hồ Chí Minh, thậm chí nổi tiếng sang cả xứ Lào. Bánh chưng Kiều Gia đã nổi tiếng trên khắp cả nước, “chiều lòng” được hầu hết các bà, các mẹ, những người luôn yêu cầu khắt khe với bánh chưng bởi “tự tay có thể gói bánh, luộc được bánh, mà lại rất ngon".

Từ vài chục chiếc bánh ban đầu, đến nay, vào mỗi dịp mùng 1, ngày rằm, ngày Tết số lượng bánh lên tới hàng nghìn chiếc.

Hiện, 2 người con gái của bà Kiều đều tiếp quản công việc gói bánh của bà. Người làm bánh ngon và giống bà nhất là cô con gái cả Triệu Thị Ngọc (51 tuổi). Cơ sở bánh chưng Bà Kiều đều có đầy đủ giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận sản phẩm tự nhiên, không phẩm màu, bánh lại thơm ngon nên rất đông khách.

Ngoài bánh chưng nếp nương, tại các cơ sở còn có bánh chưng gấc, bánh chưng lá cẩm, đặc sản thịt trâu gác bếp, lạp xưởng gác bếp – những ẩm thực nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc.

Nguyễn Hà (T/h)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý