Địa ốc vắng bóng dân đầu cơ “lướt sóng”?

forlife forlife @forlife

Địa ốc vắng bóng dân đầu cơ “lướt sóng”?

Thanh khoản bất động sản thời gian gần đây cải thiện rõ rệt. Nhiều dự án ở các phân khúc nhích lên về giá bán với biên độ 3 5%. Dù có dấu hiệu “ấm lên”, nhưng theo nhiều chuyên gia, thị trường thời điểm này không phải cơ hội cho dân đầu cơ quay lại.

21/04/2015 12:32 AM
640

Không lặp lại “vết xe đổ”


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng: “Năm 2007 vì bong bóng BĐS nên có nhiều đợt sóng, lướt sóng BĐS, điều đó gây tai hại cho thị trường, bởi người tạo sóng thì họ rút lui an toàn, người thiếu am hiểu thị trường thì chết đứng.

Chẳng hạn, khu Him Lam, từ giá 12,5 triệu đồng/m2 của chủ đầu tư bán ra ở phường Tân Hưng, Q.7, thì nó (dân đầu cơ - PV) tạo sóng đến 105 triệu đồng/m2. Nhưng, khi giá ở khoảng 70 - 80 triệu đồng/m2 thì nó rút lui hết rồi. Những người lao theo lên đỉnh sóng là chết, bởi vì sau đó giá trở lại 40 - 50 triệu đồng/m2”.

Trở lại thị trường 2015, ông Châu đánh giá: “Những nhà đầu tư hiện nay đều có sự tham gia thị trường liên tục, kể cả khi tình hình giao dịch BĐS ảm đạm trong những năm trước. Trong khi đó, nhóm đầu cơ 2007 chưa thấy quay lại thị trường”.

“Sau đợt sốt năm 2007, thị trường đã có một bài học đau thương. Và, sau bài học này, không chỉ doanh nghiệp, dân đầu cơ mà ngay cả ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước cũng tự rút ra kinh nghiệm để tránh lặp lại vết xe đổ” - ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Đất Lành, nhìn nhận.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trung Tín - Tổng Giám đốc An Gia Investment, cho rằng: “Hiện nay, mặc dù thị trường BĐS có những chuyển biến rất tích cực tuy nhiên không có hiện tượng sốt theo kiểu như 2007. Việc trải qua thời gian dài trầm lắng khiến khách hàng thận trọng hơn, họ biết chọn lọc, biết lựa chọn cơ hội hơn và họ tin vào thời điểm này bởi nền kinh tế của mình đang phát triển tích cực trở lại. Khách hàng quay lại với thị trường BĐS vì đây vẫn là thị trường tạo ra những cơ hội và lợi nhuận hấp dẫn đối với họ mà thôi”.

Việc nhà đầu tư mua đi bán lại vẫn xảy ra nhưng bản chất đã thay đổi. Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức, cho rằng: “Người ta vẫn mua và bán lại nhưng tỷ trọng, con số đó ít hơn so với trước đây. Thứ hai, người ta có vốn liếng thì người ta mới dám làm, trước đây thì phải đi vay ngân hàng để làm những chuyện đó, rất rủi ro vì quay vòng ảo. Khi đổ bể ra, vỡ nợ hàng loạt. Bây giờ, tâm lý đó đã khác nên rất khó có chuyện thị trường quay lại như những năm 2006 - 2007”.

 

Thị trường BĐS không có chuyện “lướt sóng”

“Tiền túi” và đầu tư dài hạn

Theo ghi nhận thị trường, hiện tượng khách hàng mua từ 2 - 3 căn hộ, thậm chí hàng chục căn hộ vẫn diễn ra. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, bản chất thị trường hiện tại vẫn chủ yếu tập trung vào nhu cầu thực tế, chỉ có dự án vị trí tốt, chủ đầu tư uy tín, được xây dựng bài bản thì mới thu hút khách hàng.

Theo ông Lê Hoàng Châu: “Hiện nay, chưa có chuyện tạo sóng mặc dù thị trường có ấm lên. Ở phân khúc trung bình, thấp không có chuyện những nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp xuất hiện, tất nhiên cũng có người mua 2, 3 căn nhưng mà đơn lẻ, không đáng kể”.
 
Ở phân khúc trung, cao cấp, ông Châu cho rằng, các nhà đầu tư thứ cấp xuất hiện nhiều hơn. “Điển hình tôi từng gặp cặp vợ chồng là khách hàng của Novaland đã mua 30 căn trong các dự án của chủ đầu tư này. Điều đó có nghĩa là người ta không phải mua để ở, không phải mua để cho thuê hết tất cả, bởi vì người ta mua để kỳ vọng vào tương lai.

Trước mắt người ta cũng có thể cho thuê nhưng họ kỳ vọng những năm tiếp theo khi thị trường ấm lên để hưởng chênh lệch giá. Đó là đầu tư hiệu quả thay vì gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào chứng khoán bấp bênh hay không thể đầu tư vào vàng và đô-la được” - ông Châu phân tích.

Ông Lê Chí Hiếu cho rằng: “Năm 2006 - 2007 việc đầu tư BĐS chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng, là đi vay. Bây giờ những trường hợp đó rất ít, người ta không dám nữa, có vốn thì họ mới đầu tư”.

Ở góc độ nhà phân phối, ông Đoàn Chí Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn đánh giá: “BĐS cũng như tất cả các ngành khác, khi đã tham gia thị trường, các nhà đầu tư sẽ có rất nhiều cách kinh doanh, nhưng tựu trung lại vẫn là “mua và bán”. Đã mua và bán thì việc làm thế nào để sinh lời là việc của nhà đầu tư, có nghĩa là mua để đầu tư lâu dài hay mua và bán ngay (lướt sóng) nếu thấy hiệu quả đầu tư cao”. Ông Thanh cho rằng, đây là yếu tố kích thích nhà đầu tư tham gia thị trường.
 

Ông Lê Chí Hiếu cho rằng: “Năm 2006 - 2007 việc đầu tư BĐS chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng, là đi vay. Bây giờ những trường hợp đó rất ít, người ta không dám nữa, có vốn thì họ mới đầu tư”.

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý