Điều phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi cho trẻ đi bơi

lover lover @lover

Điều phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi cho trẻ đi bơi

Thời tiết nắng nóng như mấy hôm nay, cho trẻ đi bơi là điều được nhiều phụ huynh lựa chọn. Tuy nhiên, bơi mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho con không phải ai cũng biết.

30/05/2015 10:02 AM
1,084

Kỳ nghỉ hè của con trẻ đã đến, các bậc phụ huynh muốn cho con đến hồ bơi để giải nhiệt và tập luyện. Tuy nhiên, các hồ bơi tiềm ẩn những nguy hại về bệnh tật nếu như bạn không biết cách đảm bảo sức khỏe cho con. Sau đây là một số điều các bậc phụ huynh cần lưu ý khi cho trẻ đi bơi:

Tuyệt đối không cho trẻ đi bơi “giải nhiệt” dưới trời nắng gắt

Nền nhiệt độ mấy hôm nay đang ở mức cao đỉnh điểm trên dưới 40 độ C, nhiều trẻ đòi đi bơi để giải nhiệt. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên cho con đi bơi vào buổi trưa, bởi khi đó nhiệt độ cơ thể trẻ đang cao, mồ hôi ra nhiều, gặp nước rất dễ bị cảm lạnh.

Bạn nên cho con đi bơi vào đầu giờ sáng hoặc cuối buổi chiều (từ 5 giờ chiều).

Bảo vệ tai, mắt, mũi, họng cho trẻ

Với trẻ mới tập bơi, thời gian ở dưới nước không nên kéo dài quá 30 phút, với mùa hè. Vào cuối mùa hè, đầu mùa thu, khoảng thời gian giảm lại còn 15-20 phút.

Sau buổi bơi, trẻ phải xì mũi thật sạch và đẩy nước ra khỏi tai bằng cách nghiêng tai có nước xuống dưới, nhảy vài lần (làm cả hai bên). Sau đó lau sạch ống tai bằng tăm bông.

Sau khi trẻ bơi, bạn nên nhỏ argyrol 1-2% vào hai lỗ mũi của trẻ, sau đó cho bé súc miệng và họng bằng nước muối.

Nếu trẻ đang bị đau mắt, viêm họng, viêm tai, mũi, sổ mũi… thì không nên bơi lội.

Khởi động bài bản trước khi đi bơi

Để đề phòng nhiễm lạnh, chuột rút khi bơi, bạn cần nhắc nhở trẻ khởi động trước khi xuống bể bơi. Dù đang là mùa hè nhưng vẫn phải chú ý đề phòng nhiễm lạnh cho trẻ, nhất là nhiễm lạnh đột ngột, rất nguy hiểm. Vào buổi sáng, khi trời con mát, nước trong bẻ bơi hoặc dưới sông hồ khá lạnh, không nên để trẻ cởi quần áo nhảy xuống nước ngay mà phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước.

Bảo vệ khoang miệng cho trẻ

Kể cả các hồ bơi đã qua thanh lọc cũng không thể diệt hết 100% vi khuẩn. Vi khuẩn có thể thông qua khoang miệng xâm nhập vào hệ hô hấp và hệ tiêu hoá gây viêm nhiễm. Đặc biệt, khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, trẻ sẽ càng dễ bị viêm nhiễm; hoặc khi khoang miệng có vết thương hở, bé sẽ dễ bị sưng lợi, lở loét khoang miệng hơn.

   - Ảnh 1

Sau khi bơi, ngay lập tức nên cho trẻ dùng nước sạch hoặc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Điều này giúp kịp thời loại bỏ các vi khuẩn còn đang “lưu lại” trên bề mặt khoang miệng, tránh không để các vi khuẩn này xâm nhập sâu hơn, gây viêm nhiễm. Lưu ý không cho trẻ ăn uống bất kì thứ gì trước khi súc miệng.

Không nên cho trẻ bơi trước và sau khi ăn

Bơi khi đói sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn và chức năng tiêu hóa của trẻ, hoặc có thể xảy ra tình trạng chóng mặt và mất sức.

Bơi trong lúc dạ dày còn quá no, máu sẽ tập trung ở những cơ bắp đang vận động, khiến việc tiêu hóa bị cản trở, ngoài ra còn có thể dẫn đến hiện tượng đau bụng, buồn nôn…

Tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ các món chế biến từ rau, củ, quả hơn là các món từ chất béo, thức ăn nhanh và cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.

Luôn luôn không rời mắt khi trẻ bơi

Việc chính bạn để ý canh chừng là rất quan trọng để tránh nguy cơ trẻ bị đuối nước - bởi đã có hơn 70% trẻ học bơi bị chết đuối do sự thiếu giám sát. Nếu có thể, bạn nên sắp xếp thời gian ở lại cùng con vào những lần đưa bé đến tập bơi hoặc khi bé ở gần nước.

Bạn không nên hoàn toàn tin vào khả năng bơi lội của con mình, vì bé vẫn còn là học viên chứ chưa là một vận động viên. Vào bất cứ lúc nào điều tệ hại cũng có thể xảy ra. Thế nên, bạn cần phải luôn luôn giám sát khi bé lại gần nước.

Và việc giám sát này có nghĩa là bạn phải luôn để mắt đến bé bất kỳ lúc nào. Nếu phải rời khỏi hồ bơi, dù chỉ 1 chốc lát, bạn nhất định cũng phải đưa con đi cùng, tránh gửi con lại cho bất kỳ một người nào khác trông chừng, vì bạn không thể chắc rằng họ luôn luôn để tâm đến con bạn như bạn.

Hãy bảo đảm nhấn mạnh cho con hiểu rằng bé chỉ được đến gần nước khi có người lớn canh chừng.

Hạ Vy

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý