Dọn nhà như vợ Nhật: tiết kiệm thời gian đâu có khó?

mesu mesu @mesu

Dọn nhà như vợ Nhật: tiết kiệm thời gian đâu có khó?

Phụ nữ Việt mất gần 7 tháng/năm cho những công việc không lương như nội trợ hay dọn dẹp nhà cửa (*). Đây là khoảng thời gian hao phí khủng khiếp mà các chị em hoàn toàn có thể tiết kiệm nếu học tập theo nghệ thuật dọn dẹp của phụ nữ Nhật.

15/11/2017 09:19 AM
3,867

Dọn dẹp theo phương châm "chỉ giữ lại những thứ mang đến niềm vui cho cuộc sống"

KonMari là phương pháp sắp xếp đồ được tác giả Marie Kondo sáng tạo ra và đã truyền cảm hứng đến nhiều chị em trên khắp thế giới. Phương pháp rất đơn giản và gồm 10 bước:

1. Chuẩn bị tâm thế vui vẻ, hào hứng, coi việc dọn nhà là một niềm vui

2. Chia vật dụng trong nhà thành những danh mục cụ thể, bắt đầu từ "mặc”

3. Kiên định loại bỏ những vật dụng không sử dụng được nữa

4. Đặt câu hỏi và trả lời một cách trung thực rằng món đồ nào được “ở lại” và “ra đi”.

5. Không nhét, cuộn tròn hay vứt đồ vật mà hãy nâng niu và gấp chúng lại thật gọn gàng

6. Không xếp đồ dùng theo hàng ngang mà nên theo hàng dọc vì sẽ tiết kiệm diện tích và dễ tìm hơn.

7. Khi đã một một danh sách những danh mục đồ đạc riêng lẻ, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự từ “Mặc” - “Sách” - “Giấy tờ” - “Đồ linh tinh” - “Đồ lưu niệm”. Dĩ nhiên bạn hoàn toàn có thể sắp xếp chúng theo ý thích của mình.

8. Khi số lượng danh mục quá nhiều, giảm bớt hoặc cho bớt những gì bạn đang có

9. Mỗi danh mục đồ vật nên có một chiếc hộp riêng và để trong cùng một chỗ

10. Xem việc dọn dẹp là một niềm vui để hình thành thói quen yêu thích dọn dẹp, tránh phát sinh mệt mỏi, stress

 

KonMari của Kondo tuân thủ quy ước "chỉ giữ lại những thứ mang đến niềm vui cho cuộc sống"

Lau chùi nhà cửa theo cách của một nghệ sĩ sắp đặt

Anda Tanaka là một nghệ sĩ sắp đặt người Nhật nhưng đến với nghề dọn dẹp để đảm bảo thu nhập. Quá trình làm việc chuyên nghiệp đã giúp Anda đúc kết những mẹo vệ sinh nhà cửa nhanh chóng và triệt để, được nhiều phụ nữ Nhật áp dụng:

-          Chia mọi không gian thành ô vuông để không bỏ lỡ bất kì khu vực nào hay lau đi lau lại không cần thiết

-          Lau dọn từ trên xuống dưới, sàn nhà là nơi cuối cùng quét lau

-          Dùng móc để giữ mọi thứ gọn gàng

-          Luôn quấn gọn dây điện để tránh bụi bám

-          Dùng thời gian chết lúc nấu ăn để dọn dẹp

Tối ưu hoá không gian nhà vệ sinh - khu vực tốn thời gian dọn dẹp nhất

Ở Nhật, bạn sẽ không dễ bắt gặp nhà vệ sinh xây tích hợp bên trong nhà tắm cho dù căn hộ đó có siêu nhỏ, rộng trên dưới 20m2. Được coi như "bộ mặt của gia đình", nhà vệ sinh là khu vực được các bà nội trợ Nhật đầu tư công sức dọn dẹp tỉ mỉ và vì lí do đó, phụ nữ Nhật cũng rất chăm chỉ tìm bí quyết tiết kiệm thời gian cọ rửa.

Đầu tiên, toilet được xây tách riêng với nhà tắm để tránh bám bẩn, ố đọng. Điều này một phần cũng do 80% gia đình người Nhật sử dụng những chiếc bồn cầu thông minh, với hệ thống nút bấm chức năng cần cắm điện để hoạt động nên cần giữ khô ráo. Nhờ vậy, nhà vệ sinh không bị đọng nước gây mùi khó chịu.

Tiếp theo, phụ nữ Nhật Bản không chà xát bồn cầu quá mạnh hay quá nhiều lần để làm trầy xước lớp sứ vệ sinh bởi theo thời gian, những vết xước này sẽ là nơi để silica và hydroxyl đọng lại, gây ố vàn và bám bẩn. Thay vào đó, người Nhật phát triển công nghệ tiên tiến mang tên AQUA Ceramic, cho phép tạo ra các sản phẩm sứ vệ sinh siêu ưa nước. Nhờ loại sứ này, các phân tử nước dễ dàng luồn vào giữa bề mặt sứ và chất bẩn, từ đó nâng bổng vết bẩn lên, không còn những vệt nước đọng, từ đó không hình thành các vệt ố vàng, cặn bẩn.

AQUA Ceramic là phát minh giúp việc cọ rửa, dọn dẹp của phụ nữ Nhật Bản trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết

INAX là thương hiệu sở hữu công nghệ AQUA Ceramic có khả năng loại bỏ tối đa vết bẩn và vết cặn nước cứng và là yếu tố cuối cùng hoàn thiện bí quyết tiết kiệm thời gian dọn nhà của người Nhật. Lựa chọn những sản phẩm vệ sinh dễ chùi rửa và vệ sinh như sứ AQUA Ceramic có thể coi là sự quan tâm thiết thực nhất mà người đàn ông khi "xây nhà", để tiết kiệm thời gian và sức lực cho người phụ nữ của mình "xây tổ ấm".

(*) Báo cáo nghiên cứu "Công việc chăm sóc không lương - San sẻ là yêu thương" do Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB-XH) và tổ chức Action Aid Việt Nam thực hiện 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý