Đức quyết 'chơi bài ngửa' vụ nghe lén điện thoại Thủ tướng

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Đức quyết 'chơi bài ngửa' vụ nghe lén điện thoại Thủ tướng

Tiếp tục dòng sự kiện sau khi quả bom nghe lén Edward Snowden phát nổ, trong một động thái mới nhất, Tổng Công tố liên bang Đức đã công bố quyết định mở cuộc điều tra hình sự vụ cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) bị cáo buộc nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel.

13/06/2014 03:03 PM
3,392

Phát biểu trước ủy ban Mỹ đã tiến hành nghe lén điện thoại của Thủ tướng Merkel. Động thái quyết liệt trên là minh chứng cho sự phản ứng của Berlin trước thông tin cho rằng việc điều tra vụ nghe lén của NSA có thể đã bị "chìm xuồng".

Không có chuyện bị "chìm xuồng"

Nhật báo Sueddeutsche Zeitung (báo Nam Đức) xuất bản ngày 5/6 dẫn các nguồn tin thân cận khẳng định về tuyên bố của Tổng Công tố liên bang Đức Harald Range. Theo đó, ông Range đã thông báo như trên sau cuộc điều trần trước một ủy ban Quốc hội Đức về các vụ nghe lén điện thoại, vốn đã gây xôn xao dư luận nước này từ một năm nay.

Ông Harald Range cho biết, có nhiều "bằng chứng" cho thấy cơ quan tình báo Mỹ đã tiến hành nghe lén điện thoại của Thủ tướng Angela Merkel. Cơ quan công tố sẽ tiến hành điều tra trong khuôn khổ cho phép của luật pháp nhằm đưa sự việc ra ánh sáng. "Tuy nhiên, phạm vi của cuộc điều tra sẽ chỉ tập trung vào vụ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Merkel chứ không tiến hành đối với những cáo buộc NSA nghe lén điện thoại của hàng triệu công dân Đức trên diện rộng, cũng như những tài liệu mật mà cựu điệp viên Edward Snowden đã công bố cho báo chí trước đó", ông này nhấn mạnh.

Trong khi đó, nhật báo Le Monde của Pháp dẫn lời ông Harald Range khẳng định, không có chuyện việc điều tra vụ nghe lén bị "chìm xuồng" như một số thông tin đồn đoán. Ông đã theo đuổi vụ kiện chống lại "những kẻ vô danh" kể từ thời điểm có báo cáo tháng 10 năm ngoái cho thấy NSA đã nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức.

 - Ảnh 1

Vụ NSA nghe lén điện thoại của Thủ tướng Merkel gây ra nhiều hệ lụy trong quan hệ Mỹ - Đức (Ảnh: AP)

Quyết định điều tra được thông báo đúng vào lúc mà Tổng thống Mỹ Barack Obama, đang gặp các lãnh đạo chủ chốt của châu âu, trong đó có Thủ tướng Merkel, cho rằng ngoại giao là phương tiện tốt nhất để đáp ứng những quan ngại của Đức trên này. Trong khi đó, phản ứng trước hành động "đánh bài ngửa" trên, phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Steffen Seibert cho biết, Chính phủ không có quyền can thiệp vào quyết định của các công tố viên. ông này cũng khẳng định, quyết định của các công tố viên là "theo quy định của pháp luật".

Ở một diễn biến khác, một số Nghị sỹ của đảng Dân chủ (đảng nằm trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Merkel) đã lên tiếng phản đối, yêu cầu một cuộc điều tra trên phạm vi rộng và toàn diện hơn. Dư luận Đức thì cho rằng đây là một "động thái quan trọng" thử thách mối quan hệ Đức - Mỹ. Trong khi đó, Phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cũng đã lên tiếng bày tỏ quan điểm về quyết định này. Bà Harf khẳng định, cách thức tốt nhất để giải quyết vụ việc trên là thông qua các kênh ngoại giao.

Theo quy định của luật pháp Đức, sau khi kết thúc điều tra, Tổng Công tố phải quyết định có buộc tội những người liên quan hay không. Tuy nhiên, các cuộc điều tra cũng có thể chấm dứt trong trường hợp có khả năng gây tổn hại đối với lợi ích của nước Đức.

Sẵn sàng "chơi bài ngửa" với Mỹ

Được biết, sau khi những báo cáo về việc Thủ tướng Merkel được tiết lộ, người Đức đã vô cùng giận dữ khiến cho quan hệ truyền thống bắt đầu rơi vào tình trạng "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt". Bản thân "bà đầm thép" Merkel cũng cho biết nếu thông tin này được xác nhận thì đây là "sự tổn hại lòng tin nghiêm trọng".

Tại thời điểm scandal bị bại lộ, phát ngôn viên của Thủ tướng Merkel Steffen Seibert cho biết, bà Merkel cũng đã gọi điện cho Tổng thống Obama ngay sau khi biết được thông tin mình cũng là "nạn nhân" của chương trình nghe lén. "Trong số các nước bạn bè thân thiết và đối tác, Đức và Mỹ đã có mối quan hệ hàng thập kỷ, thật không đáng có hành động theo dõi các cuộc liên lạc của người đứng đầu chính phủ", người phát ngôn Steffen Seibert cho biết.

Ổ tình báo bí mật tại sứ quán Mỹ ở Berlin?

Theo bài điều tra của tạp chí nổi tiếng Der Spiegel, tài liệu mật của NSA mà họ có cho thấy số điện thoại của bà Merkel nằm trong một danh sách có từ năm 2002, trước khi bà trở thành Thủ tướng Đức. Trong khi đó, tờ Bild của Đức dẫn nguồn tình báo Mỹ nói người đứng đầu NSA - Keith Alexander, đã trực tiếp nói chuyện với Tổng thống Obama về việc nghe lén bà Merkel năm 2010 nhưng ông Obama vẫn làm ngơ để hoạt động này tiếp diễn. Tài liệu mật của NSA bị lộ không cho thấy việc theo dõi điện thoại của bà Merkel như thế nào và nhằm mục đích gì. Nhưng tạp chí Der Spiegel cho rằng, có một đơn vị mang tên Phòng thu thập đặc biệt đóng tại Sứ quán Mỹ ở Berlin có trách nhiệm giám sát các cuộc hội thoại ở trụ sở Chính phủ Đức.

Bà Merkel cũng kêu gọi Washington làm rõ quy mô của các hoạt động tình báo tại Đức và đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi của chính phủ Đức. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã bác bỏ thông tin nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức, và nói rằng Mỹ "không theo dõi và sẽ không giờ theo dõi" các cuộc liên lạc của bà Thủ tướng, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nói.

Tổng thống Mỹ Barack Obama lúc đó cũng cho biết không cho phép việc theo dõi của Mỹ xâm phạm các đồng minh, nhưng quan hệ giữa hai nước có dấu hiệu rạn nứt kể từ khi thông tin nghe trộm điện thoại được công bố. Trong chuyến công du tới Washington hồi tháng trước, cả Thủ tướng Merkel và Tổng thống Obama đều thừa nhận hai bên vẫn còn những bất đồng liên quan chương trình trên. Bản thân nhà lãnh đạo Đức cũng chưa thể quên cảm giác tức giận khi hay tin mình cũng là "nạn nhân" của trò nghe lén do Mỹ dựng lên.

Trong một động thái khác, trước sức ép từ nhiều phía, văn phòng của Tổng Công tố liên bang Đức Harald Range tin là có đủ chứng cứ để cáo buộc các quan chức tình báo Mỹ đã giám sát các liên lạc trên điện thoại của Thủ tướng Merkel. "Nhóm công tác của Range cũng sẽ tìm kiếm chứng cứ chính phủ Mỹ tiếp tục thu thập các dữ liệu viễn thông của công dân Đức", hãng thông tấn AP dẫn lời nguồn tin thân cận cho hay.

Được biết, Quốc hội Đức cũng đã lập một ủy ban điều tra về hoạt động do thám của NSA từ đầu tháng 4. ủy ban này cũng yêu cầu lãnh đạo các tập đoàn , Microsoft, Apple cung cấp các dữ liệu để xác định phương thức NSA thu thập dữ liệu của người sử dụng internet và các thiết bị công nghệ cao. 

Anh Văn (Theo AFP, DPA)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý