Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Đội vốn 60% là không thể chấp nhận được

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Đội vốn 60% là không thể chấp nhận được

“Đối với lĩnh vực xây dựng công trình GTVT, việc đội vốn dự án lên đến hơn 60% là không thể chấp nhận được”, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm cho hay.

21/04/2015 07:43 PM
365

Thiếu tính minh bạch

Liên quan đến việc đội vốn dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng xoay quanh các thông tin về vấn đề này.

   - Ảnh 1

Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng trao đổi với PV Người đưa tin.

Ông Liêm cho hay: “Đối với lĩnh vực xây dựng công trình GTVT, việc đội vốn dự án lên đến hơn 60% là không thể chấp nhận được”.

Qua đó ông Liêm lý giải: “Trong mỗi dự án đều có cho phép khoản dự trữ ngân sách để đề phòng trường hợp tổng mức đầu tư vượt so với dự toán ban đầu.

Tuy nhiên, thông thường khoản dự trữ này không vượt quá 10% so với tổng mức dự toán ban đầu. Còn trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông việc đội vốn lên đến hơn 60% buộc chúng ta phải có những nghi vấn về yếu tố minh bạch của dự án.

Nếu như theo lý giải từ phía đại diện của Bộ GTVT, việc đội vốn là do chậm tiến độ thì chứng tỏ năng lực quản lý của Ban quản lý dự án rất yếu kém.

Phía Ban quản lý có cả một đội tư vấn thiết kế, không hiểu bộ phận này làm gì mà không dự trù, tính toán thiết kế cẩn thận để xảy ra sai số lớn như vậy.

Xem video: Nguyên nhân ban đầu vụ sập giàn giáo đường sắt trên cao

Trong việc này không thể đổ lỗi do lần đầu làm công trình nên chưa có kinh nghiệm được. Vì nếu như không có kinh nghiệm thì chúng ta có thể thuê chuyên gia có kinh nghiệm (cả trong và ngoài nước) để đảm nhiệm vấn đề này. Lúc đó, chúng ta chỉ phải bỏ ra thêm một chút kinh phí, thay vì phải chịu khoản đội vốn khổng lồ từ 550 triệu USD lên 868,06 triệu USD như hiện nay.

Mặt khác, việc đội vốn này mới chỉ đưa ra những con số dự toán chung chung nên rất dễ gây hiểu lầm về sự mập mờ tài chính trong quá trình thi công dự án.

Tại sao đến thời điểm hiện tại bên phía Ban quản lý dự án không công khai các khoản tài chính đã chi là bao nhiêu?, còn lại bao nhiêu? và dự toán phát sinh thêm vào những khoản gì?."

Ai là chịu trách nhiệm

Ông Liêm cũng cho biết: “Theo quy trình, để tiến hành dự án cần phải trải qua nhiều bước trung gian như: Giai đoạn tiền khả thi; giai đoạn khả thi; giai đoan duyệt và cuối cùng mới đi vào thi công dự án. Qua nhiều bước trung gian như vậy mà lại để lọt “con cá lớn” như thế này thì đúng là có vấn đề.

Một vấn đề nữa mà chúng ta phải kể đến đó là trách nhiệm của nhà thầu trong việc thi công dẫn tới sự chậm trễ tiến độ khiến cho công trình đội vốn quá cao.

Trên thực tế, việc lựa chọn nhà thầu trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông phụ thuộc chủ yếu vào nước ngoài, do đây là nguồn vốn huy động từ nước ngoài (ODA) để triển khai dự án. Điều này dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu, tư vấn không được rõ ràng và nghiêm ngặt. Chúng ta cần rút kinh nghiệm và phải nghiên cứu thật kĩ đối tác trước khi tiến hành vay tiền để tránh trường hợp đán tiếc xảy ra như hiện nay.

Hơn nữa, quá trình giải phóng mặt bằng do phía Việt Nam thực hiện cũng còn nhiều yếu kém dẫn đến tình trạng chậm trễ như hiện nay. Việc tăng vốn chưa thấy bên nào đứng ra chịu trách nhiệm chính nhưng phía người dân đã chắc chắn phải gánh thêm khoản nợ nữa trong tương lai.

Chính vì vậy, không thể nói tăng là tăng được, phía cơ quan chức năng phải có những lí giải cụ thể về nguyên nhân tăng do đâu?. Và điều quan trọng là đơn vị nào sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này”. Ông Liêm nhấn mạnh.

Quang Chiến

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý