G7 ra tuyên bố chung nêu quan ngại về Biển Đông và biển Hoa

remember1 remember1 @remember1

G7 ra tuyên bố chung nêu quan ngại về Biển Đông và biển Hoa

Tuyên bố chung của G7 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý, giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông bằng biện pháp hòa bình.

28/05/2016 05:55 AM
15

Tuyên bố chung của G7 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý, giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông bằng biện pháp hòa bình.

Chiều 27/5, các nhà lãnh đạo G7 đã thông qua Tuyên bố chung Ise Shima, bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 42 tại thành phố Ise Shima, Nhật Bản.

Tuyên bố chung thể hiện nhất trí cao của lãnh đạo các nước G7 trên tất cả các chủ đề đã thảo luận trong hai ngày 26-27/5.

Tuyên bố nói rõ, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang giảm do có nhiều rủi ro, những tranh chấp, hành vi khủng bố…đang làm phức tạp môi trường thế giới, do vậy, Hội nghị thượng đỉnh G7 có trách nhiệm đặc biệt chủ đạo mang tính quốc tế để đối phó với những vẫn đề đó.

Các nước G7 đã nhất trí sẽ thực hiện chính sách dựa trên 3 lĩnh vực chính đó là tiền tệ, tài chính và cơ cấu kinh tế nhằm tránh cho thế giới khỏi rơi vào những rủi ro lớn.

Lãnh đạo các nước G7 khẳng định và nhất trí trong việc thực hiện các biện pháp kích thích tài chính để thúc đẩy tăng trưởng, nhất trí xúc tiến các biện pháp cải cách cơ cấu để đẩy mạnh tăng trưởng trong Nhóm cũng như các nền kinh tế khác trên thế giới.

G7 ra tuyên bố chung nêu quan ngại về Biển Đông và biển Hoa Đông - Ảnh 1Phóng to

Các nhà lãnh đạo G7 và liên minh châu Âu ở Ise Shima. (Ảnh: AP)

Lãnh đạo các nước G7 cũng đã nhất trí quy mô và thời gian thực hiện các biện pháp kích thích tài chính phụ thuộc vào tài chính của mỗi nước. Tuy nhiên, nhấn mạnh rằng, G7 không thảo luận về vấn đề tăng thuế của Nhật Bản, coi đây là vấn đề nội bộ của Nhật Bản.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các nước G7 cũng thống nhất rằng tình trạng trì trệ của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc sẽ làm gia tăng mức độ rủi ro của nền kinh tế thế giới.

Liên quan tới vấn đề an ninh biển, Tuyên bố chung cũng đã nói rõ rằng các nước G7 cũng đã nhất trí sẽ thực hiện các biện pháp liên quan tới trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của Luật quốc tế được phản ánh cụ thể trong UNCLOS, tôn trọng tự do hàng hải, tự do không phận, giải quyết các phân tranh bằng biện pháp hòa bình.

Các nước G7 cũng tái xác nhận lại rằng các quốc gia phải thực hiện theo luật pháp quốc tế, kiềm chế hành động đơn phương gây căng thẳng, không sử uy hiếp, sử dụng vũ lực để thực hiện mục đích, phải giải quyết các vấn đề phân tranh bằng biện pháp hòa bình thông qua các hình thức pháp lý bao gồm cả Tòa án.

Đồng thời, các nước G7 đã tỏ ý lo ngại tình hình tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, ủng hộ mạnh mẽ Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng G7 về an ninh Biển.

Theo đó, lãnh đạo các nước G7 đã thống nhất rằng G7 cần thiết phải giữ vai trò chỉ đạo trong việc đối phó với những hành vi xâm hại giá trị phổ biến và chi phối luật pháp quốc tế.

Lãnh đạo các nước G7 cũng đã đưa ra các biện pháp nhằm chống khủng bố, các biện pháp đảm bảo an ninh cho toàn thế giới, phân tích tình hình một số nước, khu vực trên thế giới.

Ba vấn đề lớn là đầu tư hạ tầng chất lượng cao, y tế và phụ nữ nhằm thúc đẩy tăng trưởng của các nước mới nổi, các nước đang phát triển của khu vực được nói rõ trong bản Tuyên bố chung.

Liên qua tới đầu tư hạ tầng chất lượng cao, lãnh đạo các nước đã đưa ra 5 nguyên tắc liên quan tới việc xúc tiến đầu tư hạ tầng chất lượng cao trong đó bao gồm nguyên tắc như tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư, đối phó với ảnh hưởng ở mặt môi trường và xã hội, đảm bảo tính hợp lý giữa chiến lược phát triển kinh tế với môi trường và biến đổi khí hậu ở cấp quốc gia và khu vực…

Theo đó, các nước G7 mà đầu tiên là Nhật bản sẽ nỗ lực thực hiện các nguyên tắc nhằm thúc đẩy đăng trưởng mang tính bền vững và cân bằng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và các khu vực nói riêng.

Trong vấn đề y tế, G7 đã thống nhất các nguyên tắc trong việc bảo đảm hệ thống y tế toàn diện trong đó có việc sản xuất các loại thuốc.

Khi đề cập vấn đề phụ nữ, các nhà lãnh đạo G7 đã đưa ra phương châm hành động vì sự phát triển năng lực của phụ nữ.

Phương châm hành động này thực hiện đến năm 2030 với mục đích sẽ tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ phát triển, mở ra cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động mang tính cộng đồng, xã hội hướng tới một cuộc sống chất lượng cao gắn với tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng.

Đồng thời, các nước G7 cũng đề cập việc ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ, coi đây là nhiệm vụ của các nước G7 trong chiến phát triển con người.

Theo VOV

Xem thêm: 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý