Giá cước vận tải: Doanh nghiệp chây ỳ, cơ quan quản lý ‘bó tay’?

forlife forlife @forlife

Giá cước vận tải: Doanh nghiệp chây ỳ, cơ quan quản lý ‘bó tay’?

Giá cước vận tải của hàng trăm doanh nghiệp vận tải vẫn án binh bất động dù giá xăng dầu đã giảm 3040%. Phải chăng, việc các DN vận tải còn chây ỳ giảm giá cước là do sự vào cuộc của cơ quan chức năng chưa thực sự ráo riết?

26/01/2015 03:44 PM
651

 

Nhìn nhau để giảm cước

thông tin trên báo An Ninh Thủ đô, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc bến xe Mỹ Đình cho hay, hiện tại, hầu hết các DN kinh doanh vận tải thuộc bến đã kê khai giảm giá cước, trong đó riêng tháng 1 có khoảng 30 DN, nhưng mức giảm không nhiều, trung bình từ 7-10%. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn dự báo, trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới, tình trạng phụ thu ít có khả năng xảy ra tại các tuyến ngắn do tác động của việc giảm giá xăng dầu. Thống kê của Công ty CP Bến xe Hà Nội cho thấy, trong tháng 1/2015, trên phạm vi các bến xe mà Công ty quản lý (phía Nam, Mỹ Đình, Gia Lâm), có 59 DN đã thực hiện giảm giá cước vận tải, với mức giảm từ 2-20%.

Bức xúc nhất hiện nay là cước taxi chưa giảm hoặc chỉ giảm chiếu lệ. Đến nay, mới có khoảng 60 DN taxi giảm giá cước với mức giảm từ 500 - 1.500 đồng/km. Mức giảm cao nhất là taxi Thành Công (1.500 đồng/km). Có 15 DN giảm với mức 1.000 đồng/km và 42 DN giảm với mức 500 đồng/km. Theo các chuyên gia ngành vận tải, sở dĩ cước taxi giảm không tương xứng với mức giảm của giá xăng dầu là do DN vẫn còn tâm lý nhìn vào những hãng có tên tuổi, có số đầu xe lớn để đưa ra mức giảm cho mình. “Một khi các hãng lớn vẫn giữ giá cước ở mức cao thì những nhà xe nhỏ cũng sẽ làm như vậy”, một chuyên gia vận tải chia sẻ.

Lý do muôn thuở các DN đưa ra là cần thời gian để tính toán, cân đối và in ấn lại vé. Theo tính toán, với giá xăng dầu giảm kỷ lục thời gian qua, các DN vận tải khách (tuyến cố định và taxi) đã thu lãi lớn.

Việc các DN vận tải còn chây ỳ giảm giá cước vận tải là do sự vào cuộc của cơ quan chức năng chưa thực sự ráo riết. Cụ thể, nhiều DN vận tải ở tỉnh khác vận tải khách về Hà Nội đã không thực hiện nghiêm việc kê khai giảm giá cước. Tình trạng so bì, tính toán giữa các DN sẽ còn kéo dài nếu chưa siết chặt quản lý.

 - Ảnh 1

Việc các DN vận tải còn chây ỳ giảm giá cước vận tải là do sự vào cuộc của cơ quan chức năng chưa thực sự ráo riết.

Hàng trăm doanh nghiệp cố tình chây ỳ giảm giá cước

Theo báo An ninh Thủ đô, tại bến xe phía Nam, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam cho biết, đến ngày 24-1, mới có khoảng 1/3 số DN vận tải khách tuyến cố định tại bến giảm giá cước vận tải, từ 3-16%. Mức giảm cao nhất là Công ty CP Thủy bộ Yên Bái, với 2 lần giảm, từ 110.000 đồng/vé xuống còn 95.000 đồng/vé. Tiếp đến là Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội cũng đã 2 lần giảm giá vé... Trong khi đó, tất cả các tuyến xe từ Ninh Bình về Hà Nội của Công ty CP vận tải ô tô Ninh Bình chưa hề giảm giá trong suốt thời gian qua, bất chấp một số DN vận tải chạy cùng tuyến đã giảm giá đáng kể.

Cụ thể, giá vé của Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội từ Giáp Bát về Ninh Bình dao động từ 63.000 - 80.000 đồng/vé, tùy cự ly, nhưng giá vé của Công ty CP vận tải ô tô Ninh Bình dao động từ 80.000 - 90.000 đồng/vé. Khi phóng viên liên lạc với ông Trương Văn Từ, Giám đốc Công ty CP vận tải ô tô Ninh Bình để tìm lời giải đáp cho việc cố giữ giá cước vận tải, thì ông này né tránh, trả lời nhầm số điện thoại và cúp máy. Sau đó, phóng viên không thể liên lạc lại được.

Cũng theo ông Nguyễn Tất Thành, các nhà xe chạy tuyến Hà Nội - Lạng Sơn cũng chưa hề giảm giá cước. “Bến xe đã nhiều lần trao đổi với các DN về việc xem xét tính toán lại giá vé, nhưng không ít DN cứ “hứa” rồi lại quên”, ông Nguyễn Tất Thành nói.

Thông tin trên báo Lao động, theo Sở Tài chính TPHCM, tính từ tháng12/2013 đến nay có khoảng 27 lần điều chỉnh giá xăng dầu (gồm tăng và giảm), tổng cộng giá xăng giảm 7.900 đồng/lít, dầu giảm 7.100 đồng/lít (giảm khoảng 32%). Tính toán của Sở Tài chính cũng cho thấy, trong vận tải hành khách tuyến cố định yếu tố xăng dầu chiếm khoảng 35-40% cơ cấu giá thành. Như vậy, với giá dầu giảm 32% thì giá cước vận tải giảm khoảng 11% là phù hợp.

Tuy nhiên, trên thực tế qua các đợt giá xăng dầu giảm mạnh thời gian vừa qua, ghi nhận tại 2 bến xe khách liên tỉnh lớn của TPHCM (Bến xe Miền Đông và Bến xe Miền Tây), vẫn còn khoảng 120 doanh nghiệp (DN) vận tải không chịu giảm giá cước. Ông Thượng Thanh Hải - Phó GĐ Bến xe Miền Đông (BXMD) cho biết, trong số 214 DN vận tải đang hoạt động tại bến thì đến nay mới có khoảng 115 DN giảm giá cước, còn lại khoảng 100 DN (46% số DN) chưa đăng ký kê khai giảm giá cước. Thậm chí, có 5 DN không những không giảm giá cước, mà còn kê khai tăng giá cước. Trong đó có 4 DN chạy các tuyến TPHCM - Phú Yên tăng từ 250.000 đồng lên 280.000 đồng/vé và 1 DN tuyến TPHCM - Hải Phòng.

Theo lý giải của các DN này với BXMĐ, do khi giá dầu tăng trước đây họ vẫn giữ giá cũ, hơn nữa vào thấp điểm họ áp dụng giá khuyến mãi giảm hơn giá ngày thường, vì vậy đến nay hết thời gian khuyến mãi giá vé được điều chỉnh về mức cũ… Tình trạng DN vận tải trây ỳ giảm giá cước khi giá xăng giảm mạnh cũng diễn ra tại Bến xe Miền Tây (BXMT). Theo ông Trần Văn Phương - Phó GĐ BXMT - tại bến có 130 DN hoạt động nhưng đến nay có 110 DN giảm giá cước (có đơn vị giảm đến 2 lần). Trong số 20 DN không giảm giá cước, 10 DN giải trình lý do, còn 10 DN không đả động gì đến giảm cước hay giải trình.

 - Ảnh 2

Bức xúc nhất hiện nay là cước taxi chưa giảm hoặc chỉ giảm chiếu lệ.

Bó tay với DN kê khai giá cước ở tỉnh khác

Trong số 344 DN vận tải hoạt động tại BXMĐ và BXMT, chỉ có khoảng 55 DN thuộc diện đăng ký kê khai giá cước với Sở Tài chính TPHCM; hơn 200 DN còn lại đăng ký hoạt động tại các tỉnh, thành khác. Ông Nguyễn Quốc Chiến - Trưởng ban Vật giá Sở Tài chính - cho biết: “Trong số 55 DN tại TPHCM qua kiểm tra cho thấy, hầu hết đã giảm giá cước 7-22%. Sở Tài chính kiên quyết không cho áp dụng mức phụ thu giá vé ngày tết nếu DN không kê khai giảm giá cước ngày thường. Tuy nhiên, riêng đối với các DN kê khai giá cước ở đầu tuyến các tỉnh, thành khác thì chúng tôi không thể can thiệp xử lý”.

Giải thích thêm về bất cập này, ông Lê Hoàng Minh - Phó GĐ Sở GTVT TPHCM - cho rằng, quy định hiện nay đối với xe khách liên tỉnh tuyến cố định, DN tự kê khai giá cước và chỉ cần đăng ký giá cước tại địa phương một đầu bến là đủ, sau đó niêm yết, bán vé ở hai đầu bến trên tuyến. Vì vậy, Sở GTVT hay các bến xe tại TPHCM không thể cấm DN bán vé khi họ đã kê khai giá cước (dù mức giá không giảm) và được tỉnh, thành khác chấp thuận.

Cụ thể như trường hợp 5 DN điều chỉnh tăng giá vé mới đây, Sở GTVT TPHCM gửi văn bản cho Sở Tài chính, Sở GTVT tỉnh Phú Yên, Hải Phòng đề nghị xem xét yêu cầu các DN giảm giá cước, do việc tăng giá cước trong thời điểm xăng dầu giảm mạnh là bất hợp lý. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý tại các địa phương trên vẫn không “tuýt còi” việc kê khai giá cước của 5 DN này nên tại BXMĐ họ vẫn niêm yết, bán vé xe với mức cao mà TPHCM không thể xử lý.

“Dự kiến khoảng 1 tuần nữa, đoàn kiểm tra của Bộ GTVT sẽ vào TPHCM kiểm tra về tình hình giá cước vận tải. Khi làm việc với đoàn, chúng tôi sẽ nêu những vấn đề bất cập hiện nay trong việc quản lý giá cước vận tải đối với tuyến cố định để Bộ GTVT xem xét giải quyết”.

Hôm nay (26/1), đồng loạt kiểm tra giá cước vận tải. Đoàn kiểm tra gồm: Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Vụ Vận tải (Bộ GTVT), hôm nay (26/1) các đoàn bắt đầu triển khai kiểm tra giá cước vận tải.

Chiều 25/1, một trong các trưởng đoàn kiểm tra cho biết: Các đoàn mới được lập từ chiều 23/1, nên phải từ tuần này mới bắt đầu triển khai kiểm tra. Theo kế hoạch, các đoàn sẽ kiểm tra giá cước vận tải ô tô ít nhất 1 tuần, do phạm vi kiểm tra rộng hơn, nhiều đơn vị hơn so với các lần kiểm tra trước.

Các trưởng đoàn do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT thành lập (lần này không phải là lãnh đạo Cục Quản lý giá, mà lần lượt là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Trưởng đoàn phía Nam, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính - Trưởng đoàn phía Bắc và Phó Vụ trưởng Vận tải - Bộ GTVT - Trưởng đoàn miền Trung).

Các đoàn sẽ tập trung kiểm tra tài chính, các chi phí đầu vào để xác định xem doanh nghiệp đã kê khai chi phí hợp lý hay chưa (trong đó có chi phí nhiên liệu xăng dầu đã giảm hơn 30%). Từ đó cơ quan chức năng sẽ biết được liệu các đơn vị kinh doanh vận tải đã giảm giá cước hợp lý hay không để có biện pháp xử lý thích hợp.

Cách phân biệt cà phê thật-giả

Ngọc Anh (Tổng hợp)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý