Giai thoại về “Tứ đại phú hộ” Nam Kỳ: Tổng đốc Đỗ Hữu Phương

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Giai thoại về “Tứ đại phú hộ” Nam Kỳ: Tổng đốc Đỗ Hữu Phương

(ĐSPL) Là một trong số những Tổng đốc khét tiếng bậc nhất Nam Kỳ thời xưa, có lẽ chính cuộc sống, vị trí đã khiến cho con người này trở nên tự phụ và luôn cho mình cái quyền được phán xét.

26/05/2015 08:08 AM
771

Tuy nhiên, một điều mà ai cũng nhận thấy từ phía Tổng đốc Phương đó là sự thức thời và không duy ý chí theo nguyên tắc riêng. Sau lần mất uy tín vì cứu bạn, để lấy lại niềm tin với quan Tây, Đỗ Hữu Phương đã “xung phong” xin đi trấn áp cuộc khởi nghĩa của chính Nguyễn Hữu Huân. Và rồi khi người bạn từ thời áo rách đèn sách ngã xuống thì Phương cũng đã trở thành một tay sai thân cận cho các quan Tây và sau một thời gian thì chễm chệ lên ngồi chức Tổng đốc.

Tư tưởng hướng Tây

Theo sử sách chép lại thì vợ chồng ông Tổng đốc có cả thảy 6 người con, trong đó có hai người rất nổi tiếng là Đỗ Hữu Chẩn và Đỗ Hữu Vị, cả hai người này đều có quân hàm rất cao trong quân đội Pháp. Riêng về người con Đỗ Hữu Vị, do được gia đình cho học tiếng Pháp từ nhỏ nên học hỏi được rất nhiều thứ từ văn hóa phương Tây.

Ngay bản thân ông Tổng đốc Phương thời đó cũng được coi là người được sang Pháp nhiều nhất. Khi thì hội chợ, khi thì thăm thú Paris… Tiếp xúc nhiều với người Pháp, Tổng đốc Phương có cách sống, suy nghĩ “rất Tây” đến mức độ nhiều bạn bè còn nói ông là “Tây hơn cả Tây”.

 - Ảnh 1Phóng to

Tổng đốc Đỗ Hữu Phương.

Người con Đỗ Hữu Vị của Tổng đốc Phương sau này được coi là phi công đầu tiên của Việt Nam cũng như của cả Đông Nam Á. Sử sách còn ghi lại, ngay từ lúc thiếu thời, Đỗ Hữu Vị đã hấp thụ một nền văn hóa Pháp hoàn toàn. Tốt nghiệp trường Taberd, được thân phụ gửi qua Pháp du học tại trường Collège St.Barbe ở Pais. Đỗ Hữu Vị nói và viết Pháp văn như người Pháp. Ba năm sau khi ra trường, Đỗ Hữu Vị mới xin theo học Không Quân sau rồi làm phi công tác chiến trong phi đoàn ở Maroc. Ở cái thời mà máy bay mới được phát minh ra thì bất cứ ai ngồi lên trên nó cũng đều là kì tích.

Sau rồi, Đỗ Hữu Vị chết trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và được Pháp cho in hình lên tem thư phát hành toàn Đông Dương. Riêng người con trai thứ 3 của ông Tổng đốc Phương thì được biết đến là một chức quan trong hệ thống chính quyền Đông Dương nhưng không rõ chức vụ, người này khá kín tiếng nhưng được mọi người cho rằng có cách sống vô cùng phóng khoáng, tiêu tiền ăn chơi rất xa hoa.

Con trai thì cho hướng Tây nhưng con gái thì Tổng đốc Phương một mực cho hướng nội. Ông giáo dục 3 cô con gái theo đúng phong cách thời phong kiến. Dù là nhà giàu nứt đố, người hầu nhiều nhưng các cô con gái của ông Tổng đốc Phương vẫn phải làm các công việc nhà, từ thêu thùa may mặc, nấu nướng cho đến những việc về căn cơ tiền bạc lẫn các công việc trông con ruộng đồng. Một trong những người con gái nổi tiếng của Tổng đốc Phương sau này được gả làm dâu cho nhà Tổng đốc Hoàng Cao Khải ở Bắc Kỳ. Người này sau đó đã trở thành bà bá hộ cực kỳ khét tiếng nhưng lại là người biết quán xuyến việc nhà, thu vén việc đồng ruộng…

Tổng đốc Phương có một người vợ vô cùng đảm đang, quán xuyến toàn bộ việc thu chi trong công việc làm ăn để chồng rảnh tay phấn đấu con đường quan lộ. Người ta nói, Tổng đốc Phương giàu thì giàu thật nhưng hễ mà tiêu thứ gì có vẻ nhiều tiền thì đều phải thông qua ý kiến của vợ.

Bản chất thật của Tổng đốc Phương là một người sống theo phong cách phương Tây, chẳng mấy khi để ý mình có bao nhiêu tiền, chuyện ông được đồn thổi là người giàu thứ 2 Nam Kỳ lục tỉnh nhưng ngay bản thân ông cũng chẳng để ý. Tuy nhiên, phải đến khi ông Tổng đốc nghỉ hưu, không còn làm quan cho chính quyền Tây nữa thì người ta mới thấy nhân vật này thể hiện rằng mình là một người giàu có và biết làm cái gì đó để lại cho sau này.

Cuối đời của vị tổng đốc…

Năm 1899, Tổng đốc Phương về hưu không còn làm quan cho chính quyền Pháp nữa. Ông sáng lập trường Nữ trung học Sài Gòn và tham gia “Hội Đồng Tư Vấn Tối Cao Đông Dương”. Những năm cuối đời của Đỗ Hữu Phương, Nam Kỳ rất ổn định. Sinh hoạt Tây hóa từ lâu nên Tổng đốc Phương dù già nhưng vẫn giữ nếp sinh hoạt chẳng giống mấy Tổng đốc, bá hộ ở Trung Kỳ, Nam Kỳ. Ông có thói quen ngồi nhà hàng Continental tán gẫu với bạn bè Pháp và rất hiếu khách. Mỗi lần khách tới nhà chơi đều được Tổng đốc Phương đãi rượu sâm-panh, ăn bánh Petit Beurre và uống cà phê “De La Paix”.

Tài sản của Tổng đốc Phương đến lúc này cũng đã đi vào ổn định. Ruộng đất thì có khoảng vài chục mẫu, nhà thành phố thì có thể đếm là đơn vị trăm cái mặt phố, còn riêng dinh thự cư trú, gia đình ông Tổng đốc Phương ở trong một căn nhà 5 gian rộng thênh thang sát với khách sạn Thủ Đô ở khu Chợ Lớn.

Có lẽ, đến ngày nay, những người dân cứ trú ở khu Chợ Lớn không ít người là không biết đến gia đình ông Tổng đốc Phương vốn giàu có vài đời. Sau một số biến cố về thời cuộc, tiếng tăm của ông Tổng đốc Phương cũng dần một phai nhạt trong dân gian, nhưng trong đoạn khúc lịch sử Nam Kỳ những năm đầu của thế kỷ 20, người này vẫn có một vị trí nhất định.

Với những người dân yêu nước khi đó, Tổng đốc Phương là một tay sai vô cùng khét tiếng và máu lạnh cho Pháp. Con người này được coi là có liên quan đến việc đàn áp hàng loạt các cuộc khởi nghĩa ở các nơi. Tuy nhiên, nói riêng về mặt kinh tế thì con người này được coi là những thiên tài. Ông làm sui gia với Tổng đốc Hoàng Cao Khải ở miền Bắc cũng được coi là tay sai khét tiếng cho Pháp.

Tại Sài Gòn hiện nay vẫn còn lưu giữ lại một số những công trình do chính Tổng đốc Phương bỏ tiền ra xây dựng. Tỉ dụ như Trường nữ học Sài Gòn cho đến bây giờ vẫn còn được giữ lại và nó vẫn là một trong những trường Phổ thông trung học nổi tiếng. Bên cạnh đó, riêng về chuyện ruộng đất, biệt thự hay đơn giản là các cuốn sử sách viết về một giai đoạn của Nam Kỳ những năm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 chắc chắn phải nhắc đến Tổng đốc Phương, người giàu thứ 2 sau Huyện Sỹ Lê Phát Đạt.

Tổng đốc Phương hưởng dương 76 tuổi, ông được coi là người có số thụ hưởng, cả cuộc đời dài đằng đẵng sống trong nhung lụa, sung sướng, khi mà hầu hết dân tộc đang trong lầm than thì riêng con người này có một cuộc sống cực kì xa hoa. Từ chuyện được thừa hưởng gia sản khổng lồ, cho đến những lúc được quan Tây cấp không cho vài nghìn mẫu ruộng, tiền bạc, gia sản, ruộng đất nhiều vô kể. Tuy nhiên, khi mà thời cuộc đổi thay, Tổng đốc Phương bị quần chúng nhân dân coi như là một đại diện cho giới ‘cường hào’, một cánh tay mà chính quyền Pháp sử dụng để đàn áp lòng yêu dân tộc.

LAM LINH

Bài đã đăng trên trang Pháp luật & Cuộc sống/chuyên trang của báo Đời sống & Pháp luật

Xem thêm video: Điều ước thứ 7: Người chồng cõng vợ đi khắp thế gian

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý