Giảm hơn 90 năm thu phí đối với 13 dự án BOT

remember1 remember1 @remember1

Giảm hơn 90 năm thu phí đối với 13 dự án BOT

Sau khi quyết toán công trình, Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện điều chỉnh giảm hơn 90 năm thời gian thu phí đối với 13 dự án BOT.

15/05/2017 04:21 PM
98

Sau khi quyết toán công trình, Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện điều chỉnh giảm hơn 90 năm thời gian thu phí đối với 13 dự án BOT.

Báo VnExpress đưa tin, Bộ Giao thông Vận tải vừa thực hiện điều chỉnh hợp đồng 21 dự án BOT sau khi có thỏa thuận quyết toán từng phần hoặc toàn bộ giai đoạn xây dựng, gồm 19 dự án đường bộ và 2 dự án hàng hải.

Trong 19 dự án đường bộ, có 13 dự án được giảm thời gian thu phí tổng cộng là 92 năm 3 tháng; 4 dự án điều chỉnh tăng thời gian 24 năm 5 tháng.

Giảm hơn 90 năm thu phí đối với 13 dự án BOT - Ảnh 1

Quốc lộ 1 mở rộng đoạn qua Phú Yên. Ảnh: báo VnExpress

TTXVN cũng đưa tin, các dự án điều chỉnh giảm, gồm: Tăng cường mặt đường quốc lộ 1 (QL1) đoan Phan Thiết – Đồng Nai; QL10 đoạn cầu Tân Đệ đến cầu La Uyên Km92+900 – Km98+400; cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu; BOT QL51; cầu Dạch Miễu; đường Hồ Chí Minh đoạn Km1793+600 – Km1824+00 (Đắk Nông); QL1 đoạn tuyến tránh TP Vinh (Nghệ An); cải tạo, nâng cấp QLK1; mở rộng QL1 đoạn Km1062 – Km1092 (Quảng Ngãi) và tuyến tránh Đức Phổ; Thành phần 1 – dự án đầu tư xây dựng cầu Cổ Chiên, QL60 (Trà Vinh và Bến Tre); QL1 đoạn tránh TP Biên Hòa (Đồng Nai); QL1 đoạn tránh TP Thanh Hóa; hầm đường bộ qua Đèo Ngang.

Trong số này, dự án QL1 đoạn tránh TP Biên Hòa (Đồng Nai) có thời gian giảm thu phí thấp nhất sau quyết toán là 4 tháng, dự án QL1 đoạn tránh TP Thanh Hóa giảm tới 20 năm 1 tháng.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ PPP cho biết, việc điều chỉnh giảm thời gian thu phí các dự án so với hợp đồng BOT chủ yếu do giá trị thỏa thuận (phê duyệt) quyết toán giảm so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu và sự biến động của lưu lượng xe. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định 112/2009 của Chính phủ, tổng mức đầu tư xây dựng công trình là chi phí dự tính của dự án, làm cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn thực hiện đầu tư công trình.

Cũng theo ông Tuấn Anh, trong bước lập dự án đầu tư không thể tính chính xác chi phí thực tế sẽ đầu tư. Bên cạnh đó, Thông tư 04/2010 ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng còn cho phép xây dựng tổng mức đầu tư trên cơ sở ước tính từ suất đầu tư trung bình 1km đường nhân với chiều dài tuyến.

“Sau khi quyết toán công trình, Bộ GTVT sẽ cập nhật các thông số và tính toán lại thời gian thu phí để ký kết với nhà đầu tư làm cơ sở thu phí sau này. Việc tổng mức đầu tư giảm sau quyết toán, cùng với việc cập nhật lại lưu lượng dòng xe thực tế, các thông số tài chính có liên quan,... sẽ làm thay đổi thời gian thu phí so với dự tính trước đây”, ông Tuấn Anh nói thêm.

Sau quyết toán, Bộ GTVT cũng có quyết định 4 dự án phải kéo dài thời gian thu phí, gồm: Cầu Mỹ Lợi, QL50 kéo dài nhiều nhất là 16 năm 2 tháng (từ 28 năm 4 tháng lên 44 năm 6 tháng); dự án cầu Yên Lệnh, QL38 kéo dài 4 năm 3 tháng (từ 17 năm 1 tháng lên 21 năm 4 tháng); dự án QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long kéo dài 3 năm (từ 16 năm 4 tháng lên 19 năm 4 tháng); dự án QL1 đoạn Nam Bến Thủy - TP Hà Tĩnh kéo dài 1 năm (từ 20 năm 5 tháng lên 21 năm 5 tháng).

Nguyên nhân là do, lưu lượng xe sụt giảm so với dự báo và doanh thu thực tế thấp hơn nhiều so với phương án tài chính trong hợp đồng BOT, nhất là dự án BOT cầu Mỹ Lợi và dự án BOT cầu Yên Lệnh, QL38. Đây là rủi ro mà các nhà đầu tư cần cân nhắc đánh giá trước khi ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý