Giao thông miền núi: Bao giờ cho hết gian nan?

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Giao thông miền núi: Bao giờ cho hết gian nan?

Nhờ nguồn vốn của Chính phủ, những tuyến đường nhựa được đầu tư xây dựng, nối đường mòn Hồ Chí Minh đến trung tâm các xã miền núi của huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Tuy nhiên, con đường đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã xuống cấp.

22/08/2014 08:14 AM
675

Những con đường đi vào trung tâm các xã của huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đều xẻ ngang giữa núi rừng, quanh co hun hút và nhỏ hẹp. Con đường được rải nhựa vào năm 2008, nhờ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nằm trong khuôn khổ của chương trình 135 cùng với sự chung tay đóng góp của nhân dân. Sau gần 6 năm hoàn thành, con đường hiện nay đã xuống cấp, nhiều đoạn đứt gãy, gồ ghề, lồi lõm với sỏi đá, có đoạn bị trũng xuống với những vũng nước sâu.

Trước khi có con đường này, người dân ở các xã hầu như bị tách biệt với thế giới bên ngoài, không có sự giao thương và qua lại với nhau, bởi ngăn sông cách núi. Muốn đi tới vùng khác, họ phải mất cả ngày trời đi bộ qua những con dốc dài, cheo leo, thậm chí, còn phải băng qua rừng, qua sông suối để đến được trung tâm huyện hay về các xã và các thôn bản. Cũng vì đường sá cách trở, nhiều em nhỏ phải nghỉ học, người bệnh chịu chết vì không kịp đưa đến bệnh viện huyện.

 - Ảnh 1

Đoạn đường dẫn vào các xã miền núi của huyện Thường Xuân xuống cấp nghiêm trọng

Từ khi con đường huyết mạch được nối liền, cuộc sống bà con vùng cao của huyện Thường Xuân được thay đổi nhiều, đời sống vật chất cũng như tinh thần đều được nâng cao.

Ông Thưởng, thôn Thành Lãm, xã Tân Thành, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) có nhà gần đường cho biết: ‘Từ ngày Nhà nước xây đường, chúng tôi vô cùng phấn khởi. Việc mua bán dễ dàng hơn, hàng hóa thiết yếu người ta cũng mang từ thành phố về đầy đủ hơn. Không giống như trước đây, đến gói mì, gói muối muốn mua cũng phải mất cả ngày ra thị trấn'.

Tuy vậy, nhiều tuyến đường dẫn từ trung tâm các xã về thôn bản vẫn còn bằng đất. Mỗi khi trời mưa lại trơn tuột và lầy lội, phải chật vật lắm người dân mới tới được đường nhựa ở trung tâm xã. Trong khi người dân các thôn bản vẫn mong mỏi từng ngày nhận được sự quan tâm của các cấp để có đường đi lại thuận tiện hơn thì các tuyến đường được rải nhựa trước đó bị hư hại và nứt gãy.

 - Ảnh 2

Những ổ gà, ổ voi hình thành trên tuyến đường nhựa khiến người dân đi lại khó khăn

Ông Thưởng cũng chia sẻ thêm: ‘Vì việc giao thương được đẩy mạnh mà những chiếc xe tải chở gỗ, chở luồng thường xuyên chạy qua, làm cho con đường nứt gãy nhiều, tạo thành những ổ gà, ổ voi khiến việc đi lại của chúng tôi gặp trở ngại’.

 - Ảnh 3

Đường nhựa bị đứt gãy, đường đất sa lầy vào mùa mưa

Hiện nay, Thường Xuân có 99% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, nhưng đường bê tông chỉ mới chiếm khoảng hơn 30%. Trên địa bàn huyện còn khoảng 676km đường đang cần được đầu tư, trong đó, đường giao thông liên xã là 162km, đường liên thôn, bản khoảng 407km, đường giao thông nội đồng là 106km.

Giao thông vẫn là bài toán nan giải, không chỉ cần sự nỗ lực của nhân dân và chính quyền huyện Thường Xuân thiết nghĩ, cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, đơn vị liên quan, nhằm góp phần nâng cao đời sống, chất lượng sinh hoạt cho bà con dân tộc thiểu số.

Lương Diễn

Xem thêm video clip : Bộ Ngoại giao nói gì trước thông tin tàu cá VN bị tấn công ?

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý