GS Trịnh Hồng Sơn kể nhận được đề nghị: “Con tôi bị hôn mê, chúng tôi muốn cho tạng”

daikieu daikieu @daikieu

GS Trịnh Hồng Sơn kể nhận được đề nghị: “Con tôi bị hôn mê, chúng tôi muốn cho tạng”

GS Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc BV Việt Đức kể: Có những lúc chúng tôi nhận được đề nghị: “Con tôi bị hôn mê, chúng tôi muốn cho tạng. Nhưng cho tạng cũng không phải dễ.

10/07/2017 12:04 PM
1,303

GS Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc BV Việt Đức kể: Có những lúc chúng tôi nhận được đề nghị: “Con tôi bị hôn mê, chúng tôi muốn cho tạng. Nhưng cho tạng cũng không phải dễ vì phải chẩn đoán chết não mới được cho tạng, không phải là hôn mê”.

Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội truyền nhau về trường hợp bệnh nhân Trần D. K (Hà Nội) bị tai nạn và đang được điều trị tại BV Việt Đức. K. bị chấn thương ngất và hôn mê sau, chấn thương sọ não.

K được đưa vào cấp cứu tại BV 354, sau đó vì chấn thương nặng nên em được chuyển lên BV Việt Đức. Khi K. hôn mê sâu, một người thân của gia đình đã chia sẻ trạng thái: “Gia đình đồng ý hiến tặng toàn bộ nội tạng cho y học".

GS Trịnh Hồng Sơn kể nhận được đề nghị: “Con tôi bị hôn mê, chúng tôi muốn cho tạng” - Ảnh 1Phóng to

Một bệnh nhân bị chết não trong một vụ tai nạn

Những dòng chia sẻ này đã bị phản ứng bởi cộng đồng mạng, sau đó, người thân của gia đình K đã giãi bày rằng: Đó là sự hiểu lầm và thông điệp gia đình đưa ra hoàn toàn không phải như những gì mọi người đang nghĩ. Gia đình đồng ý hiến mô tạng nếu trường hợp em bị chết não.

Như vậy, ý tưởng nhân văn và cao đẹp của gia đình Khánh thật đáng trân trọng vì hiện nay lượng người chờ ghép tạng tại Việt Nam rất đông. Tuy nhiên, như GS – TS Trịnh Hồng Sơn nói: Cho tạng cũng không phải dễ vì chỉ lấy mô tạng khi người đó chết não, còn hôn mê, không ai được phép lấy, còn cứu được thì phải cứu.

Theo GS Trịnh Hồng Sơn, tại Việt Nam, sau hơn 20 năm, tính đến nay số ca ghép tạng tại Việt Nam lên tới 2.425 ca, trong đó, Việt Nam đã thực hiện thành công 2.327 ca ghép thận, 77 ca ghép gan, 18 ca ghép tim.

Tuy nhiên, những ca phẫu thuật ghép này vẫn chưa thấm so với nhu cầu ghép rất lớn hiện nay. PGS – TS Đồng Văn Hệ, giám đốc TT Phẫu thuật thần kinh, BV Việt Đức cho biết: Chúng ta hiện nay phần lớn  lấy tạng ghép từ người còn sống. Nếu có nguồn tạng lấy từ người chết não thì sẽ tốt hơn. Nhưng nguồn tạng từ người cho chết não hiện nay còn hiếm. Trong khi nhu  cầu chờ ghép cao tại Việt Nam ước có 40 ngàn người đang chờ ghép tạng. Những người này đang mòn mỏi sống, nếu không có nguồn tạng, cuộc sống của họ sẽ bị đe dọa.

Theo ông  Nguyễn Hoàng Phúc - Phó giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, tính đến nay, tổng số người đăng ký hiến tạng sau khi chết/chết não toàn quốc là hơn 8.000 người.

GS Trịnh Hồng Sơn kể nhận được đề nghị: “Con tôi bị hôn mê, chúng tôi muốn cho tạng” - Ảnh 2Phóng to

GS Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc BV Việt Đức tại Chương trình Tuyên truyền hiến- ghép tạng vừa diễn ra 8/7 tại Vĩnh Phúc

GS Sơn thì cho rằng, nhiều ca chết não nhưng vì lý do nào đó, gia đình không đồng ý hiến tặng mô tạng nên nguồn tạng không phải dễ dàng gì có.

Nhưng trên thực tế, lại có gia đình đề nghị tặng tạng khi con của họ bị hôn mê. Vậy chết não khác hôn mê thế nào?

Tại Chương trình Tuyên truyền hiến- ghép tạng vừa diễn ra 8/7 tại Vĩnh Phúc do Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người phối hợp với ngành Y tế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc và  TP. Vĩnh Yên tổ chức, vấn đề chẩn đoán chết não đã được các chuyên gia đề cập.

Theo PGS Đồng Văn Hệ, có 8 dấu hiệu lâm sàng và thăm dò cận lâm sàng để biết được người đó chết não hay chưa. Đó không phải là dấu hiệu lâm sàng khó chẩn đoán. Với các bệnh viện tỉnh đều có thể làm được như chụp CT, điện não đồ… để xác định chết não.

Để có kết luận chết não, thường rất chặt chẽ do hội đồng chẩn đoán chết não khám cho bệnh nhân trong vòng 12 tiếng  và được báo cáo bằng văn bản khẳng định bệnh nhân chết não thì giám đốc bệnh viện mới được công bố chết não.

GS Trịnh Hồng Sơn kể nhận được đề nghị: “Con tôi bị hôn mê, chúng tôi muốn cho tạng” - Ảnh 3Phóng to

Giá trị nhân văn của hiến mô tạng sau khi chết não được BS Trần Minh Quang, Đội trưởng đội bác sĩ tình nguyện TP Vĩnh Yên (người đang phát biểu) bày tỏ khâm phục. Chính ông cũng là người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi ra đi.

Chết não là tình trạng não bị tổn thương không hồi phục. Rối loạn chuyển hoá và các chức năng của não hoàn toàn vô phương cứu chữa, mặc dù vẫn tồn tại hoạt động tự phát của tim song tiến triển xấu dần dẫn đến suy sụp tuần hoàn rồi dẫn đến ngừng tim vĩnh viễn (chết sinh vật). Tuy nhiên thời gian chết não dài hay ngắn còn phụ thuộc vào chăm sóc và điều trị có tích cực hay không. Song dù có hồi sức tốt thì người chết não cũng chỉ tồn tại tối đa là 5-6 ngày, trung bình từ 2- 4 ngày. Người ta có thể lấy các tạng để ghép ở bệnh nhân chết não và thời gian lấy tạng càng sớm càng tốt, song tốt nhất là trong vòng 24 giờ kể từ khi chẩn đoán chết não.

Chẩn đoán chết não được đăng trên bác sĩ nội trú cũng ghi rất rõ, trong nhiều trường hợp chấn thương sọ não nặng làm sao để tiên lượng được bệnh nhân chắc chắn tử vong?. Thời điểm nào thì có thể cho người nhà đưa bệnh nhân về ? Do đó, việc chẩn đoán chết não trong chấn thương sọ não là điều rất cần thiết.

Những tiêu chuẩn để đánh giá một bệnh nhân chết não hay chưa trong chấn thương sọ não.

1. Mất phản xạ thân não

- Dãn đồng tử

- Mất phản xạ giác mạc

- Mất phản xạ tiền đình ốc tai

- Mất phản xạ đầu mắt.

- Mất phản xạ nôn sặc

2. Ngưng thở

3. Mất phản ứng với cảm giác đau sâu

4. Dấu hiệu sinh tồn

- Nhiệt độ > 32.20 C

- Huyết áp tối đa > =90 mmHg

Như vậy để chẩn đoán chết não bác sĩ phải có các bằng chứng rõ ràng mới nên kết luận.

Các bước xác định chết não bằng khám nghiệm lâm sàng

Khám nghiệm lâm sàng chết não được thực hiện theo các bước sau đây

1. Đánh giá đáp ứng.

2. Các phản xạ thân não:

- Phản xạ ánh sáng đồng tử (II & III)

- Phản xạ giác mạc (V & VII)

- Phản xạ đáp ứng với kích thích đau vùng thần kinh tam thoa (V & VII)

- Phản xạ tiền đình mắt (III, IV, VI & VIII)

- Phản xạ ọe (IX, X)

- Phản xạ ho/khí quản (X)

3. Khám nghiệm ngưng thở

Các khám nghiệm này cần được thực hiện theo trình tự như trên và trên cả hai bên bệnh nhân nếu có thể. Để xác định chết não, khám nghiệm cần phải cho thấy bệnh nhân mất hết tất cả phản xạ thân não. Trong khi thực hiện các khám nghiệm này, nếu có bất kỳ một phản xạ thân não nào hiện diện thì có thể kết thúc khám nghiệm lâm sàng tại thời điểm đó, vì phản xạ đó tồn tại chứng tỏ rằng bệnh nhân không bị chết não.

Xác định tử vong trong khám nghiệm lâm sàng chết não

Trong chết não, tim bệnh nhân có thể vẫn còn đập. Do đó, thời điểm kết luận bệnh nhân tử vong là ngay khi kết thúc lần khám nghiệm thứ hai. Nói cách khác, bệnh nhân được kết luận tử vong ngay sau khi kết thúc khám nghiệm ngưng thở của lần khám nghiệm thứ hai bởi bác sĩ thứ hai.

Xác định chết não bằng chẩn đoán hình ảnh:

Trong một số trường hợp, khảo sát hình ảnh được sử dụng để chẩn đoán chết não vì những điều kiện tiên quyết không được thỏa mãn:

1. Nguyên nhân gây hôn mê không được xác định rõ ràng

2. Bệnh nhân có thể vẫn bị ảnh hưởng của thuốc hoặc rối loạn chuyển hóa

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý