Hạ lãi suất cho vay: Nới hay thắt đều cần thận trọng

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Hạ lãi suất cho vay: Nới hay thắt đều cần thận trọng

Việc các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất cho vay không phải là tự dưng mà có.

02/05/2016 07:18 AM
12

(ĐSPL) - Việc các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất cho vay không phải là tự dưng mà có. Bởi ngay chính các Ngân hàng đều nhất loạt thừa nhận: sở dĩ quyết định giảm lãi vay vì hưởng ứng lời hiệu triệu của Chính phủ và Thống đốc.

Ô ạt hạ lãi suất cho vay

Tin tức trên báo Dân Trí, tính đến cuối giờ chiều 29/4, thị trường ngân hàng đã đón nhận thêm những cái tên như SHB, VietinBank… nhập cuộc giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, lãi suất cho vay trung và dài hạn được nhiều ngân hàng đưa về mức tối đa 10%.

Chiều 29/4, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã công bố các chương trình cho vay ưu đãi doanh nghiệp, với quy mô và chính sách lãi suất cụ thể.

Theo đó, SHB áp dụng chính sách lãi suất cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên phát triển như nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Với các khoản vay trung dài hạn, ngân hàng này áp dụng mức lãi suất ưu đãi tối đa 10%/năm; đối với các khoản cho vay ngắn hạn, ngân hàng xem xét giảm lãi suất 0,5% so với mức lãi suất hiện hành.

Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng Giám đốc SHB chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng và tin rằng, với các chính sách ưu đãi của SHB về lãi suất, hạn mức cho vay cũng như những hỗ trợ tư vấn tài chính, quản lý dòng tiền nguồn thu của doanh nghiệp … sẽ giúp cho các doanh nghiệp mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh, đóng góp và sự phát triển kinh tế nước nhà”.

Trao đổi với báo giới, ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết: Thời gian tới, đối với dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư trung và dài hạn, VietinBank sẽ cho vay với lãi suất không vượt quá 10%/năm, đối với những dự án được ngân hàng đánh giá là tốt thì lãi suất cho vay còn tiếp tục giảm so với mặt bằng lãi suất thêm khoảng 1%/năm.

Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày, các ngân hàng Vietcombank, BIDV, TPBank cũng đã phát đi thông tin về việc cắt giảm lãi suất cho vay.

Báo VnExpress đưa tin, các ngân hàng thương mại Nhà nước đã chính thức đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10% từ sáng 29/3 để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) công bố hạ lãi suất cho vay trung và dài hạn. Theo đó, các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh vay vốn trung và dài hạn sẽ được hưởng gói lãi suất ưu đãi (tối đa 10% một năm) trong thời gian một năm.

Tương tự Vietcombank, Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng vừa thông báo hạ lãi suất cho vay trung và dài hạn từ ngày 29/4 về tối đa 10% một năm. Riêng BIDV, lãi suất cho vay ngắn hạn cũng giảm nhẹ (giảm 0,5%) nhưng chỉ áp dụng cho khách hàng tốt, vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố dành 5.000 tỷ đồng cho vay các doanh nghiệp với mức lãi suất ưu đãi từ 6,9%/năm. Đối tượng được hưởng ưu đãi là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay vốn và sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại TPBank và các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ.

Với động thái trên của các ngân hàng lớn, mặt bằng lãi suất cho vay thời gian tới có nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh theo hướng đi xuống.

Ngân hàng ồ ạt hạ lãi suất cho vay: Nới hay thắt đều cần thận trọng - Ảnh 1Phóng to

Sở dĩ các ngân hàng quyết định giảm lãi vay vì hưởng ứng lời hiệu triệu của Chính phủ và Thống đốc. (Ảnh minh họa).

Nới hay thắt đều cần thận trọng

Báo Tiền phong thông tin, những tín hiệu phát đi hôm 29/4 không phải là tự dưng mà có. Bởi ngay chính các Ngân hàng đều nhất loạt thừa nhận: sở dĩ quyết định giảm lãi vay vì hưởng ứng lời hiệu triệu của Chính phủ và Thống đốc.

Như đã đưa tin trước đó, ngày 27/4, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng triệu tập cuộc họp với 14 NHTM hay còn gọi là nhóm G14. Tại buổi họp này, người đứng đầu NHNN và các NHTM đã đi đến sự đồng thuận khi dự kiến giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 0,3% - 0,5%/năm và giảm lãi suất trung và dài hạn xuống dưới 10%.

Thống đốc đã lập luận: công cụ điều hành lãi suất cần căn cứ diễn biến kinh tế vĩ mô và đặc biệt lạm phát. Với lạm phát 5% năm nay thì điều hành lãi suất và tiền tệ phải hết sức thận trọng. “Hiện vốn cho nền kinh tế là vốn Ngân hàng mà chủ yếu là vốn ngắn hạn, huy động vốn chủ yếu tiền gửi nên mặt bằng lãi suất phải cân nhắc rất thận trọng, phù hợp diễn biến kinh tế vĩ mô”, Thống đốc lưu ý.

Theo NHNN, đến thời điểm này, tín dụng đã tăng hơn 3% so với cuối 2015 và cao hơn cùng kỳ năm trước. Tại buổi gặp mặt đối thoại với doanh nghiệp hôm qua (29/4), Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng cam kết hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành cùng DN nhằm tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Liên quan đến việc sửa Thông tư 36, người đứng đầu NHNN cũng “hứa” sẽ xem xét lùi lộ trình và cân nhắc thận trọng để đảm bảo vốn vào đúng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần thiết.

Sự khởi động trong chính sách tiền tệ sau nợ xấu đã tiếp theo là lãi suất.Dù “nặng gánh” nhưng hy vọng, nhà điều hành luôn toan tính đủ đầy giữ được ổn định mặt bằng lãi suất cho vay; đồng thời tiếp tục điều hành tỉ giá linh hoạt, ổn định tỉ giá và thị trường ngoại tệ.

Ngọc Anh (Tổng hợp- Nguồn: Tiền phong, VnExpress, Dân trí)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý