Hà Nam: Về xã được mệnh danh là "bất hạnh"

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Hà Nam: Về xã được mệnh danh là "bất hạnh"

Congly.vn Tìm đến xã Thanh Sơn, Kim Bảng (Hà Nam), nơi được mệnh danh là “bất hạnh” bởi có nhiều mảnh đời tàn tật, ngớ ngẩn….họ ngơ ngác nhìn đời rất hồn nhiên.

23/09/2014 10:04 PM
1,099

Queo quắp những mảnh đời

Tính sơ bộ, toàn xã Thanh Sơn có gần 100 người khuyết tật, trong đó có 86 người thuộc diện trẻ em khuyết tật nặng, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng, được hưởng chế độ trợ cấp theo Nghị định 28/CP của Chính phủ.

Hầu như những người khuyết tật nơi đây nằm rải rác khắp toàn xã. Có gia đình tới 3-4 người bị khuyết tật, như gia đình ông bà Trương Văn Miều và Vũ Thị Muồng (đều đã qua đời) ở xóm 10, có 3 người con và một người cháu nội bị tàn tật.

Phần lớn những bệnh nhân bị, bại não bẩm sinh, não úng tủy, dị dạng vùng đầu, mặt, tâm thần phân liệt, teo chân tay…

Bi đát nhất là gia đình chị Phạm Thị Côi, xóm 10, sinh được 3 người con đều bị khuyết tật, bại não bẩm sinh. Trong đó nặng nhất là chị Nguyễn Thị Thảo (SN 1988), thường xuyên lên cơn co giật, chạy nhảy lung tung. Khi trời mưa sấm sét Thảo hú to, bịt 2 tai miệng hét liên hồi và chạy xuống gầm giường lẩn trốn. Hai đứa con trai là Nguyễn Văn Hiếu (SN 1989) và Nguyễn Mạnh Tuấn (SN 1996) thì suốt ngày chỉ biết ngơ ngẩn ra vào, thi thoảng lên cơn lại chạy khắp xóm.

Chị Nguyễn Thị Thảo

Chị Côi nói trong nước mắt: “Chồng chị Nguyễn Đức Thắng (SN 1963) bị phổi hàng chục năm nay, vừa mới mất cách đây 4 tháng, riêng chị làm ruộng, một mình nuôi 3 đứa con bị bãi não nhưng cũng phải cố gắng, mình gục xuống thì chúng nó biết nương nhờ vào ai?”.

3 chị em Hiếu, Thảo Tuấn (từ phải sang)

Tại xóm 3 có bà Nguyễn Thị Vui (SN 1957) bị teo hai chân, lao xương, 2 vòng khớp háng thái hóa nặng. Lúc đi khám, bác sỹ bảo phải thay mỗi bên mất 130 triệu nên đành "vui vẻ" sống chung với bệnh tật vì không có tiền.

Bà Nguyễn Thị Vui

Cùng xóm, có em Phạm Việt Hùng (SN 1995) mắt bị bầm mờ ảo, hai tay bị khèo, chân bị teo. Khi thấy chúng tôi vào, em hốt hoảng, thất thần chạy khắp nơi.

Em Phạm Việt Hùng

Ông Nguyễn Hồng Hiền, Chủ tịch UBND xã tâm sự: “Trước tháng 10/2013, xã có 16 thôn xóm, kể từ ngày 01/10/2013, có một số xóm đã sát nhập vào phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý. Thời gian gần đây, dư luận cho rằng Thanh Sơn là “xã bất hạnh”, làng tàn tật... như thế là nói quá lên. Nơi đâu cũng thế, không ít thì nhiều đều có người bị tàn tật. Ở xã tôi, hiện tại theo danh sách trợ cấp thì chỉ có 86 người bị khuyết tật được hưởng chế độ. Đa số họ là những người bị dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng chất độc da cam hoặc do tai nạn. Xã cũng thường xuyên động viên, thăm hỏi và giúp họ vượt qua khó khăn”.

Danh sách những người tàn tật được hưởng trợ cấp của xã Thanh Sơn

Tàn nhưng không phế

Ông Phạm Văn Vinh, cán bộ Phòng LĐ-TB&XH xã Thanh Sơn cho hay: “Trong những mảnh đời bất hạnh ấy, có những người tàn nhưng không phế". Người mà ông Vinh muốn nói đến đó chính là cô Nguyễn Thị Liên (SN 1959) trú tại xóm 1. Cô bị liệt, teo hai chân từ lúc nhỏ, chiếc xe lăn là phương tiện đi lại, cô ở cùng người em, hằng ngày cô trông nhà và bán các mặt hàng tạp hóa. Cô Liên tâm sự: “Mình tuy bị tàn tật, nhưng trí óc còn tỉnh táo, suốt ngày cứ ngồi đợi đến bữa ăn cơm thì chán lắm, thừa lắm. Có việc gì trong khả năng làm được là mình làm, vừa vận động chân tay, vừa góp một phần công sức tự nuôi bản thân”.

Cô Nguyễn Thị Liên

Cùng xóm, bà Phạm Thị Sâm (SN 1957) cũng liệt hai chân, khi di chuyển phải dùng bằng hai tay, thế nhưng cô tự tạo niềm vui cho mình bằng cách làm nghề giữ trẻ, vừa nuôi sống bản thân, vừa khuây khỏa tuổi xế chiều. Lũ trẻ rất mến cô, lúc nào cũng quấn quýt và chơi với nhau rất ngoan.

Bà Phạm Thị Sâm

Tạm biệt Thanh sơn, tôi không khỏi ngậm ngùi cho bao mảnh đời kém may mắn, nhưng cũng rất cảm phục trước tấm gương "tàn nhưng không phế", quyết tâm chiến thắng số phận để vươn lên.

Nguyễn Đình Kim Cương

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý