Hà Nội chi hơn 241 tỷ đồng thi công một số đoạn tuyến đường Vành đai 3,5

dinhhuong dinhhuong @dinhhuong

Hà Nội chi hơn 241 tỷ đồng thi công một số đoạn tuyến đường Vành đai 3,5

Đoạn đường thi công có chiều dài khoảng 1,14km với quy mô mặt cắt ngang 60m dự kiến sẽ giúp phát triển kinh tế xã hội trong khu vực này.

06/09/2017 03:17 PM
199

Đoạn đường thi công có chiều dài khoảng 1,14km với quy mô mặt cắt ngang 60m dự kiến sẽ giúp phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực này.

Ngày 1/9, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 6154/QĐ-UBND phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 (các đoạn Km1+700 đến Km2+050; Km2+550 đến Km3+340), huyện Hoài Đức.

Theo quyết định này, quy mô đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 (các đoạn Km1+700 đến Km2+050; Km2+550 đến Km3+340) trên địa bàn huyện Hoài Đức theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị với quy mô mặt cắt ngang 60m.

Hà Nội chi hơn 241 tỷ đồng thi công một số đoạn tuyến đường Vành đai 3,5 - Ảnh 1Phóng to

Tuyến đường Vành đai 3,5 nằm giữa đường vành đai 3 và 4 của Hà Nội. Ảnh: An ninh Thủ đô.

Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 1,14km; giá trị dự toán xây dựng công trình hơn 241,6 tỷ đồng, ngân sách thành phố cấp 90 tỷ đồng; phần còn lại từ kinh phí thu lại theo cơ chế trước đây các chủ đầu tư đã được đối trừ từ tiền sử dụng đất phải nộp kết hợp nguồn thu từ đấu giá đất trên địa bàn huyện Hoài Đức. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2016 - 2019.

UBND huyện Hoài Đức chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, trước pháp luật về tính chính xác (khối lượng và kinh phí) và hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu, của hồ sơ trình phê duyệt.

Ngoài ra, huyện Hoài Đức cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc, giám sát chặt chẽ các nhà thầu đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật công trình. Tổ chức tốt biện pháp thi công và đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông cho người và phương tiện trong quá trình thi công công trình, có phương án bảo vệ môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân tại khu vực dự án. Quản lý, sử dụng vốn đầu tư đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, không để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn đầu tư; thực hiện thanh toán, quyết toán đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đoạn đường vành đai 3,5, HĐND TP Hà Nội cũng có chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp mặt đê sông Nhuệ các đoạn từ Tân Minh đến Hiền Giang, từ UBND xã Hiền Giang đến cầu Đen xã Khánh Hà, từ lối rẽ chùa Đậu đến cầu Đồng Quan, huyện Thường Tín.

Theo đó, Thường trực HĐND thành phố thống nhất chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp mặt đê sông Nhuệ các đoạn từ Tân Minh đến Hiền Giang, từ UBND xã Hiền Giang đến cầu Đen xã Khánh Hà, từ lối rẽ chùa Đậu đến cầu Đồng Quan, huyện Thường Tín nhằm phục vụ công tác quản lý hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai và kết hợp giao thông; góp phần đồng thời hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý