Hà Nội: Nghi vấn cổ vật “tiền tỉ” trong đình bị đánh tráo

remember1 remember1 @remember1

Hà Nội: Nghi vấn cổ vật “tiền tỉ” trong đình bị đánh tráo

Sau khi thu dọn các đồ thờ cúng tại đình làng sau kỳ lễ hội thì một số cụ cao niên trong làng phát hiện chiếc đỉnh trong đình thờ Thành hoàng làng đã không còn

25/05/2016 02:16 PM
16

Đỉnh đồng cổ đã bị đánh tráo?

Đình Thanh Mạc (xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ) được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa từ năm 1991. Trong đình hiện thờ Tướng Phạm Bạch Hổ - một danh tướng từ thời Ngô Quyền.

Tuy nhiên thời gian gần đây xôn xao câu chuyện một số cổ vật trong ngôi đình thờ danh tướng từ thời Ngô Quyền này bị thay thế bởi những món đồ mới, tuổi thọ chỉ vài chục năm khiến nhiều người hoang mang.

Theo đơn trình báo sự việc gửi UBND xã Thanh Đa và các đơn vị chức năng, vào thời điểm ngày 7/3 Âm lịch 2015, khi thu dọn các đồ thờ cúng tại đình làng sau kỳ lễ hội, một số cụ cao niên trong làng phát hiện chiếc đỉnh trong đình thờ Thành hoàng làng có trọng lượng nhẹ hơn. Ngoài ra, các hoa văn chi tiết trên chiếc đỉnh cổ này cũng khác rất nhiều so với chiếc đỉnh mà dân làng Thanh Mạc trước đây vẫn sử dụng để thờ cúng.

Hà Nội: Nghi vấn cổ vật “tiền tỉ” trong đình bị đánh tráo

Sau kỳ lễ hội, một số cụ cao niên trong làng phát hiện chiếc đỉnh trong đình thờ Thành hoàng làng có dấu hiệu khác thường

Cụ trưởng Hoàng Đình Chính (83 tuổi) người trước đây đã có thời gian dài phụ trách về tế lễ, tuẫn tiệc trong các ngày hội tại đình Thanh Mạc cho rằng, hoa văn và phần chân chiếc đỉnh đồng hiện nay có sự khác biệt lớn với chiếc đỉnh cổ lâu đời.

Theo thông tin từ một số cụ cao niên cho biết, do đã có thời gian dài làm việc và phục vụ các nghi lễ trong đình nên tất cả những đồ thờ cúng các cụ không những biết mà còn nắm rất rõ.

“Tôi và một số cụ như cụ Đông, cụ Chính, cụ Thành, cụ Uy, cụ Lý… là những người đã từng trông nom và lau chùi đỉnh cất đi rất nhiều lần nên không còn lạ gì. Đỉnh một năm được đem ra thờ tế 3 lần, sau khi dùng xong lại được cất đi và bảo quản cẩn thận”- Cụ Lê Thế Hậu (67 tuổi) từng làm cụ trưởng, chủ tế, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Thanh Mạc bày tỏ.

Trao đổi với PV, các cụ cao niên cho rằng chiếc đỉnh đồng cổ vật trước kia đã có niên đại khoảng vài trăm năm, những hoa văn trên chiếc đỉnh đồng cổ khá tương đồng với hoa văn thời Nguyễn, tức là cách đây khoảng 200 - 300 năm. Nếu tính về giá trị cổ vật có thể lên tới cả tỷ đồng.

Cụ Hậu cho biết, trong thời gian cụ làm cụ trưởng, chủ tế tại đình Thanh Mạc chưa hề ghi nhận có một cổ vật nào bị đánh tráo. Tuy nhiên thời gian gần đây xảy ra sự việc này khiến nhiều người dân hoang mang và bức xúc.

Chưa có câu trả lời rõ ràng

Sự việc chiếc đỉnh cổ bị đánh tráo khiến cả làng Thanh Mạc buộc phải lập hẳn một ban chuyên trách để trưng cầu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân nhằm tìm ra tung tích của chiếc đỉnh cổ của làng.

Theo đó, sau khi căn cứ vào ý kiến của các cụ và dư luận của nhân dân, vào ngày 8/5/2015 lãnh đạo cùng tiểu ban quản lý di tích đã tổ chức hội nghị các cụ ông từ 54 tuổi trở lên để đối chứng và làm rõ thông tin. Tiếp theo ngày 11/5/2015 lãnh đạo cùng Ban quản lý di tích đã tổ chức hội nghị mời các cụ đã từng làm cụ trưởng, bảo vệ di tích, chủ văn, chủ tế, cụ từ qua các thời kỳ đã từng tiếp xúc bày ban để xác minh một lần nữa.

Qua cả hai hội nghị, có nhiều ý kiến của các cụ cao niên cho rằng chiếc đỉnh đồng cổ đã bị đánh tráo và thời điểm đánh tráo mới từ sau tiệc mùng 10 tháng giêng đến trước thời điểm mở lễ hội vào ngày mùng 6 tháng 3 năm Ất Mùi.

Hà Nội: Nghi vấn cổ vật “tiền tỉ” trong đình bị đánh tráo

Hình ảnh giữa chiếc đỉnh cổ nguyên bản chụp năm 2010 và chiếc đỉnh mới hiện thờ trong đình Thanh Mạc chụp từ năm 2015 được đem đi giám định

Để làm rõ vấn đề này, vào ngày 13/11/2015, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Phúc Thọ có mời hai vị chuyên gia khảo cổ, trong đó có GS.Trần Lâm Biền cùng với đại diện Sở VH-TT&DL, Công an huyện và một số cụ cao niên trong làng dự hội nghị, tìm phương hướng giải quyết các nội dung trong đơn đề nghị của làng. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ xác định được niên đại của chiếc cổ vật hiện tại đang có trong đình mà không dựa trên tư liệu băng đĩa, hình ảnh để đưa ra kết luận chiếc đỉnh cổ này có bị đánh tráo hay không.

Để phân tích rõ hơn chiếc đỉnh hiện tại và đỉnh cổ có khác nhau hay không, tập thể các cụ thôn Thanh Mạc, xã Thanh Đa, Phúc Thọ, Hà Nội đã thông qua và quyết định nhờ ông Lê Tiến Châu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) gửi hình ảnh chiếc đỉnh tại hai thời điểm năm 2010 và năm 2015 đến Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an để giám định vào ngày 14/1/2016.

Sau quá trình làm việc, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an đã có kết quả giám định dựa trên các bằng chứng được người dân cung cấp. Theo đó, Văn bản kết luận số 240/C54-P5 ký ngày 7/3/2016 thể hiện, hình ảnh ở hai mẫu vật được chụp lại tại hai thời điểm năm 2010 và năm 2015 không phải từ cùng một chiếc đỉnh.

Hà Nội: Nghi vấn cổ vật “tiền tỉ” trong đình bị đánh tráo

Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã có kết quả giám định vào ngày 7/3/2016

Cụ Lê Thế Hậu - người được dân làng tín nhiệm cử làm người đứng đơn cho biết, sau khi đã có kết quả giám định, tập thể các cụ thôn Thanh Mạc đã yêu cầu chính quyền địa phương tổ chức họp dân để công bố công khai. Tuy nhiên yêu cầu này đã bị từ chối với lý do không công nhận kết quả này.

Hiện nay, việc các cơ quan chức năng chưa có câu trả lời thỏa đáng khiến dân Thanh Mạc hết sức khó hiểu. “Chỉ mong sao các cơ quan chức năng căn cứ vào kết quả giám định hai chiếc đỉnh mà công nhận sự việc là có thật chiếc đỉnh đã bị đánh tráo hay không. Như vậy là yên lòng nhân dân và gắn kết tình làng nghĩa xóm”, các cụ cao niên đồng bày tỏ quan điểm.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý