Hà Tĩnh: Tiêu hủy hơn 5 tấn sản phẩm động vật bốc mùi hôi thối

biettuot biettuot @biettuot

Hà Tĩnh: Tiêu hủy hơn 5 tấn sản phẩm động vật bốc mùi hôi thối

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 70.000.000 đồng đối với tài xế và tiêu hủy hơn 5 tấn sản phẩm động vật bốc mùi hôi.

25/11/2016 09:48 AM
231

(ĐSPL) - Ngày 24/11, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 70.000.000 đồng đối với tài xế và tiêu hủy hơn 5 tấn sản phẩm động vật bốc mùi hôi thối.

Hà Tĩnh: Tiêu hủy hơn 5 tấn sản phẩm động vật bốc mùi hôi thối - Ảnh 1

Hơn 5 tấn sản phẩm động vật đã được cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy.

Trước đó, ngày 21/11, Tổ công tác đặc biệt thuộc Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2 đã tiến hành bắt giữ xe ô tô mang BKS: 51D - 058.49 kéo rơ moóc BKS: 51R - 176.59 vận chuyển 5,5 tấn nội tạng và mỡ động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, đã bốc mùi hôi thối.

Theo lời khai của tài xế Lê Cao Tiến, trú tại TP. Quy Nhơn (Bình Định), số sản phẩm động vật này được thu gom ở các tỉnh phía Bắc, đang trên đường đưa vào miền Trung để tiêu thụ.

Được biết, trong thời gian vừa qua tình trạng vận chuyển, buôn bán các sản phẩm động vật bốc mùi hôi thối có dấu hiệu gia tăng. 

Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả (Nghị định Số: 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm)

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

3. Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm;

b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm;

c) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm được thực hiện từ mẫu thực phẩm bị đánh tráo hoặc giả mạo hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp sai quy định;

d) Buộc tiêu hủy giấy tờ giả;

đ) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

HỒ THẮNG



Nguồn: tinnhanhonline.vn
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý