Hàn Quốc mất gì sau vụ bê bối của Tổng thống Park Geun-hye?

biettuot biettuot @biettuot

Hàn Quốc mất gì sau vụ bê bối của Tổng thống Park Geun-hye?

Vụ bê bối của Tổng thống mang đến rất nhiều hệ lụy, không chỉ chính trị mà ngay cả kinh tế của Hàn Quốc cũng bị tàn phá, một bài bình luận trên Korea Times cho hay.

18/02/2017 11:19 AM
147

Vụ bê bối của Tổng thống mang đến rất nhiều hệ lụy, không chỉ chính trị mà ngay cả kinh tế của Hàn Quốc cũng bị tàn phá, một bài bình luận trên Korea Times cho hay.

Tác giả bài viết là ông Oh Young-jin, Tổng biên tập Korea Times. Ông cũng một nhà phân tích vấn đề hiện đại của Hàn Quốc và những vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến Hàn Quốc.

Mở đầu bài viết, tác giả đặt ra câu hỏi: Liệu chúng ta có thể thể chế hóa một hệ thống trừng phạt những nhà lãnh đạo vi phạm pháp luật hay không? Hệ thống đó cũng có thể cho phép những kẻ phạm tội bồi thường thiệt hại đối đất nước? Nếu như có thể áp dụng cách đó, các nhà lãnh đạo sẽ hành xử nghiêm túc, cẩn trọng hơn khi làm việc.

Trong trường hợp cụ thể, sau khi Tổng thống Park Geun-hye bị cáo buộc tham nhũng, Hàn Quốc đã bị “thiệt hại nặng nề” về vị thế chính trị và sức mạnh nền kinh tế.

Thật khó để có thể tính toán tất cả tổn thất, vì vậy, hãy chỉ tập trung vào các cuộc biểu tình của người dân khi vụ bê bối mới bắt đầu, tác giả viết.

Để thuận tiện cho tính toán, tác giả sử dụng một mẫu số là 10 triệu người tham gia vào các cuộc biểu tình mỗi tối yêu cầu bà Park từ chức và kêu gọi luận tội. Thậm chí, rất nhiều cuộc biểu tình sau đó vẫn tiếp tục diễn ra để  gây áp lực với tòa án yêu cầu họ nhanh đưa ra một quyết định.

Hàn Quốc mất gì sau vụ bê bối của Tổng thống Park Geun-hye? - Ảnh 1

Những cuộc biểu tình từ cuối tháng 10/2016 đến nay đã tiêu tốn hơn 300 triệu USD. Ảnh: Korea Times

Giả định rằng mỗi người trong số 10 triệu người đều sử dụng một ngọn nến và một cốc giấy khi đi biểu tình. Mặc dù giá của những vật dụng này thấp  hơn đáng kể nếu mua với số lượng lớn, tác giả vẫn sử dụng giá bán tại một cửa hàng tiện lợi gần đó. Một hộp 2 ngọn nến có giá 2.200 won (khoảng 2,2 USD) 10 ly giấy có giá 2.000 won (khoảng 2 USD). Như vậy, 10 triệu người biểu tình đã tiêu tốn số tiền lên đến 11 tỷ won cho nến và 2 tỉ won cho cốc giấy, tổng cộng sẽ là 13 tỷ won (11,4 triệu USD).

Nếu số người đó đều di chuyển bằng những chuyến tàu điện ngầm đi vòng đến Gwanghawmun – khu vực diễn ra các cuộc biểu tình thì tổng số tiền mà người dân chi ra lên đến 25 tỷ won (22 triệu USD).

Người biểu tình đến từ tất cả các tầng lớp xã hội nên mức thu nhập của họ sẽ khác nhau. Tác giả sử dụng mức lương tối thiểu theo giờ của Hàn Quốc là 6.470 won để tính toán cơ hội kinh tế chưa được thực hiện và tổng số tiền thiệt hại là 323,5 tỷ won (284 triệu USD).

Cộng tất cả các chi phí dự toán ở trên lại, số tiền dành cho các cuộc biểu tình là 361,5 tỷ won (317 triệu USD).

Các số liệu đưa ra chưa tính các chi phí khác như giao thông tắc nghẽn - xe buýt, taxi, xe tư nhân buộc phải đi đường vòng hoặc đậu ở nhà. Quan trọng hơn, chi phí vận hành bộ máy chính phủ với chế độ khẩn cấp sau vụ bê bối cũng không phải là nhỏ.

Hàn Quốc mất gì sau vụ bê bối của Tổng thống Park Geun-hye? - Ảnh 2

Vụ bê bối của Tổng thống Park Geun-hye khiến Hàn Quốc thiệt hại nghiêm trọng. Ảnh: Korea Times

Thậm chí nghiêm trọng hơn là nỗi đau đớn về tinh thần của cả dân tộc đang được kéo vào. Mọi người dân Hàn Quốc đều choáng váng và mệt mỏi vì Tổng thống của họ, bà Park Geun-hye đã bị ảnh hưởng bởi người bạn của mình, Choi Soon-sil. Người dân cũng không thể tin tưởng bất cứ ai sau khi biết rằng bà Choi, với sự giúp đỡ của bà Park đã sử dụng ảnh hưởng của mình trong trường học để tuyển sinh cho con gái mình.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Samsung và tổ chức kinh tế của Hàn Quốc thấy hoạt động của họ bị ảnh hưởng, danh tiếng bị lu mờ và nguy cơ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi những cáo buộc hối lộ. Các vấn đề ở những tập đoàn lớn sẽ mang đến tổn thất lớn hơn rất nhiều so với tổng chỉ liên quan đến các cuộc biểu tình.

Một luật gia nổi tiếng giấu tên đã khẳng định rằng, việc buộc tội và yêu cầu bồi thường sẽ không được thực hiện. Thậm chí, luật sư này còn bi quan rằng, không phải chỉ ở Hàn Quốc mà các nước khác trên thế giới cũng không thể.

Brazil đã không thu lại được gì từ Dilma Rousseff - cựu Tổng thống, một người bị buộc tội nhận hối lộ. Ở Hàn Quốc, 2 cựu Tổng thống Chun Doo-hwan và Roh Tae-woo bị buộc tội tham nhũng đã phải bỏ số tiền mà họ đã thu về nhưng đó  không phải là bồi thường thiệt hại.

"Luận tội là hình thức khắc nghiệt nhất của sự trừng phạt", vị luật sư nói.

Có ý kiến cho rằng phiên điều trần của Tòa án Hiến pháp đang diễn không phải là một phiên tòa hình sự. Nếu bà Park bị chứng minh là có tội, người dân sẽ có khả năng kiện dân sự yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, luật sư đã phủ nhận quan điểm này.

"Không phải như vậy", ông nói. Logic hiến pháp cho thấy các vị lãnh đạo chắc chắn không phải là mục tiêu của các vụ kiện dân sự vì những gì mà họ làm trong văn phòng. George W. Bush để xảy ra sự đụng độ của các nền văn minh và đưa nước Mỹ đến bờ vực của sự sụp đổ kinh tế mà không ai kiện ông ấy. Đối với Donald Trump, sắc lệnh cấm nhập cư nhằm vào người Hồi giáo đã bị bác bỏ bởi tòa án nhưng không ai yêu cầu ông bồi thường.

Như vậy, trên thực tế, Hàn Quốc sẽ không thu lại được gì từ những tổn thất kinh tế mà vụ bê bối gây ra. Nếu có thể, có lẽ cũng chỉ là “sự bồi thường thiệt hại cho nỗi đau đớn về mặt tinh thần”, trong trường hợp Tòa án Hiến pháp quyết định luận tội Tổng thống Park Geun-hye.

(Theo Korea Times)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý