Hàng không thế giới vội áp dụng quy tắc mới sau vụ rơi máy bay

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Hàng không thế giới vội áp dụng quy tắc mới sau vụ rơi máy bay

Nhiều hãng hàng không vội vàng quyết định áp dụng quy tắc “buồng lái hai người” để đảm bảo an toàn cho chuyến bay, sau sự kiện máy bay mang số hiệu 4U9525 của hãng hàng không Germanwings rơi tại Pháp.

27/03/2015 07:38 PM
516

Nhiều hãng hàng không vội vã áp dụng quy định buồng lái máy bay lúc nào cũng phải có hai thành viên của phi hành đoàn, chỉ vài giờ sau khi các công tố viên Pháp thông báo, cơ phó 4U9525 cố tình tự sát cùng máy bay.

Mỹ đã yêu cầu hai thành viên phi hành đoàn luôn phải có mặt trong buồng lái, nhưng một số quốc gia khác chưa áp dụng “buồng lái hai người”, vẫn cho phép một phi công rời buồng lái đi làm công việc cá nhân, miễn là phi công còn lại nắm cần điều khiển.

Các công tố viên Pháp cho rằng chính cơ phó Andreas Lubitz, 27tuổi, đã khóa cửa buồng lái ngay sau khi cơ trưởng ra ngoài đi vệ sinh. Andreas Lubitz tự động điều khiển máy bay, hạ thấp độ cao và đâm vào dãy núi Alps, khiến toàn bộ 150 người thiệt mạng hôm 24/3.

 - Ảnh 1

Hai thành viên phi hành đoàn trong buồng lái máy bay. (Ảnh minh họa).

Chỉ vài giờ sau đó, các hãng hàng không Norwegian Air Shuttle, Britain's easyJet, Air Canada và Air Berlin đã áp dụng quy tắc “buồng lái hai người”. Nhà chức trách Canada cho biết họ sẽ áp dụng quy tắc này trên tất cả các chuyến bay của mình.

Phát ngôn viến của Air Berlin nói rằng: “Chúng tôi làm như vậy để đảm bảo sự an toàn cho mọi hành khách.”

Hãng Ryanair cho rằng sở dĩ có quy định vội vã như vậy để trấn an khách hàng.

Trong khi đó, ông Carsten Spohr, CEO của hãng Lufthansa công ty mẹ của Germanwings (Đức) cho biết: “ Chúng tôi chưa áp dụng quy tắc 'buồng lái hai người”' vì thực sự không cần thiết vì tai nạn vừa qua chỉ là ngoại lệ. Chúng tôi sẽ không thay đổi bất kì quy trình nào nhưng sẽ cùng các chuyên gia và cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân thảm họa. Chúng ta không nên đánh mất chính mình vì biện pháp ngắn hạn.”

Sau đó hôm 26/3, Đài truyền hình Đức ARD dẫn lời ông Spohr cho biết: “Hãng Lufthansa và các hãng khác và cơ quan hàng không của Đức sẽ thảo luận về vấn đề này. Chúng tôi sẽ xem xét để nhanh chóng thực hiện những biện pháp cải thiện an toàn.”

Hiệp hội ngành hàng không của Đức BDL cho biết tất cả các hãng hàng không trong nước cả Lufthansa, đã nhất trí thảo luận quy tắc “buồng lái hai người”.

Giám đốc điều hành BDL Matthias von Randow nói với Reuters rằng: “Hôm nay, chúng tôi đã xem xét toàn bộ thiệt hại của Airbus A320 và sẽ nhanh chóng thực hiện các giải pháp.”

Sự việc là dễ gây tranh luận thêm về tương lai việc đảm bảo an toàn buồng lái, kể từ sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ, nhà chức trách yêu cầu bất khả xâm phạm cửa buồng khi bị khóa từ bên trong.

Nhưng ý tưởng cho rằng các phi công chính là một trong những mối nguy hiểm cho máy bay khiến chúng ta phải xem xét phải xem xét chính sách mới.

Việc mất tích không một dấu vết của MH370 cũng khiến dư luận đặt ra câu hỏi về vai trò của phi công có mối liên hệ như thế nào trong nguyên nhân máy bay mất tích. Phải chăng thảm họa 4U9525 và MH370 có mối tương đồng?

Các nhà điều tra cho biết, chuyến bay mang số hiệu TM-470 của hãng hàng không Mozambique Airlines bị rơi ở Namibia hồi tháng11/2013 do khi cơ phó rời cabin đi vệ sinh và cơ trưởng đã 3 lần chỉnh thiết bị kiểm soát độ cao bằng tay, khiến 33 người thiệt mạng.

Máy bay mang số hiệu 990 của hãng hàng không Egypt Air thực hiện hành trình bay từ Los Angeles tới Cairo, bị rơi xuống Đại Tây Dương, khiến 217 người thiệt mạng vào năm 1999. Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn còn gây tranh chấp, nhưng các nhà điều tra Mỹ xác định nguyên nhân buồng lái bị khóa trái sau khi cơ trưởng ra ngoài đi vệ sinh.

Đỗ Huế (Theo Reuters)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý