Hậu phương vững chắc của chiến sĩ Cảnh sát biển

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Hậu phương vững chắc của chiến sĩ Cảnh sát biển

Phía sau những người lính Cảnh sát biển và lực lượng Kiểm ngư, ngày đêm kiên cường đấu tranh không khoan nhượng với hàng trăm tàu Trung Quốc tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam là những người vợ tảo tần và những đứa con ở đất liền. Các chị thực sự là điểm tựa để các anh yên tâm công tác.

14/07/2014 04:46 PM
725

Chúng tôi có dịp tiếp xúc và gặp gỡ với những người vợ của các cán bộ, nhân viên đang làm việc trên tàu Kiểm ngư Việt Nam vào những ngày ngoài khơi đang diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Hình ảnh tàu Trung Quốc hung hăng phun vòi rồng, đâm thẳng vào uy hiếp tàu kiểm ngư Việt Nam được phát sóng liên tục trên ti vi như đốt lửa trong lòng các chị. Cũng trong tâm trạng ấy, chị Nguyễn Thị Thảo (vợ anh Trịnh Văn Hùng - kiểm ngư viên), ở ngõ 46 Lạch Tray, quận Ngô Quyền (Hải Phòng) kể: Ngay khi xảy ra về anh.

Chị chia sẻ, từ hôm anh đi, ba mẹ con phải chuyển sang nhà ông bà ngoại ở cho đỡ hiu quạnh, các con chị, đứa lớn năm nay 6 tuổi, đứa nhỏ mới hơn 2 tuổi nên ngày nào chúng cũng hỏi bố khiến lòng chị không yên, lúc nào cũng trào dâng nỗi nhớ anh không nguôi. Chị Thảo , ngoài đảo xa bốn bề mênh mông là biển, việc liên lạc với đất liền hết sức khó khăn, hầu như không có tin tức gì về người thân mà chỉ biết tin các anh qua đài và những lần điện thoại hiếm hoi của bạn bè cùng đơn vị báo tin về. Chị kể: “Qua ti vi, em biết tin tàu anh ấy bị tàu Trung Quốc va chạm, suốt đêm đó em không sao chợp mắt được. Nhưng nghĩ đến 2 đứa con thơ dại, em ráng gượng dậy để lo cho con. Bụng bảo dạ mình phải vững vàng thì anh mới yên tâm làm nhiệm vụ”.

 - Ảnh 1

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng công suất cao phun nước vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam.

Chị Thảo nhớ lại, đêm đầu tiên nghe tin tàu kiểm ngư của chồng bị tàu Trung Quốc đâm thủng, chị đã khóc suốt đêm… Đúng lúc đó, chuông điện thoại vang lên, đầu dây bên kia là một số máy lạ: “Chị có phải chị Thảo, vợ anh Hùng đang làm nhiệm vụ trên tàu kiểm ngư 703 không? Nghe xong em như muốn đứng tim…”. Em cảm giác mình sắp ngạt thở, đôi chân cứ run lập cập, đứng không vững. Sau một giây, em kịp trấn tĩnh đáp: “Vâng ạ, có việc gì xảy ra với chồng em phải ko?”. Rất may, anh ấy thông báo là chồng em không sao để em yên tâm! Lúc đó em mới thở phào nhẹ nhõm. Hai ngày sau, anh Hùng mới gọi được điện về, cho biết anh vẫn bình an, ba mẹ con em ôm nhau mừng chảy nước mắt.

Mặc dù luôn quan tâm, lo lắng cho chồng nhưng chị giấu trong lòng, hàng ngày chị vẫn chăm sóc bố mẹ nội, ngoại hai bên và các con chu đáo. Chị Thảo tâm sự: "Em luôn tâm niệm, anh đi vì nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng, dù anh có mệnh hệ gì em cũng phải cứng rắn để chăm lo cho con cái. Vả lại, cả nước còn có nhiêu người khác cũng chịu gian khổ hy sinh chứ đâu phải mình em”.

Vượt cạn một mình

Phải là chỗ dựa vững chắc cho chồng, con”, đó là tâm niệm chung của tất cả các chị em có chồng là Cảnh sát biển, kiểm ngư viên. Chị Lê Thị Tâm, cán bộ cấp dưỡng Phòng PC81BC Công an TP Hải Phòng, vợ kiểm ngư viên Bùi Ngọc Hải, không phải là ngoại lệ. Anh chị vừa làm đám cưới được 3 tháng, anh nhận lệnh đi làm nhiệm vụ tại khu vực tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Hoàng Sa. Bụng mang dạ chửa, trước ngày anh đi, 2 vợ chồng chỉ kịp tìm thuê tạm 1 căn phòng nhỏ gần 20m2 ở chân cầu Bính để ổn định cuộc sống. Chị Tâm cho biết: Vừa thuê được nhà hôm trước, hôm sau anh phải lên đường ngay, đồ đạc trong nhà còn chưa kịp sắp đặt, mọi thứ vẫn ngổn ngang vì thiếu bàn tay của người đàn ông.

 - Ảnh 2Hội Phụ nữ Công an TP đến thăm và động viên chị Thảo, chị Tâm.

Chị Tâm đang mang bầu tháng thứ 8 và có đến 90% chị phải vượt cạn một mình. Thế nhưng, khi thấy ánh mắt ái ngại của chúng tôi, chị cười vui vẻ: “Em có thể cáng đáng mọi việc kể cả việc phải vượt cạn một mình nhưng chưa bao giờ em thấy mình cô đơn. Bởi từ khi lấy nhau, em đã xác định yêu chồng và phải yêu luôn cả sự nghiệp của chồng”. Tâm cười, nụ cười của người vợ trẻ đầy nghị lực.

Hoàn cảnh của gia đình chị Tâm khá éo le, bố mẹ nội, ngoại hai bên đều ở tận Thanh Hóa, lại có hoàn cảnh khó khăn nên việc ra ở cùng và chăm sóc khi chị sinh nở là rất khó. Chị chỉ có mình anh là chỗ dựa duy nhất, vậy mà… khi anh Hải đi làm nhiệm vụ, chị không kịp chuẩn bị đồ đạc gì cho anh, thậm chí anh còn chưa biết cả giới tính đứa con sắp chào đời.

Hàng ngày, Tâm vẫn một mình bụng bầu đi về hàng chục cây số và tự lo cho cuộc sống của 2 mẹ con khi không có anh. “Có những buổi tối, ngồi 1 mình, đôi lúc em cũng nghĩ quẩn, nhưng chợt nghĩ đến đứa con sắp chào đời, em lại tự nhủ phải vững vàng “vượt cạn” để chồng yên tâm công tác. Dẫu sao mình ở trong bờ còn có gia đình, bạn bè, đồng nghiệp bên cạnh, còn anh ở ngoài khơi mới cô đơn hơn. Nếu mình không vững tâm thì anh ở ngoài khơi sao có thể an tâm bám biển”, chị Tâm tâm sự.

Trong căn phòng nhỏ ở khu tập thể quân đội, ba ngày nay, dường như im lặng khác thường. Chị Tâm cứ thấp thỏm lo âu kể từ khi anh Hải bước chân xuống tàu đi làm nhiệm vụ. Chị Tâm chia sẻ: “Em thấy lo cho nhà em quá, song nghĩ lại, em thực sự thấy mình tự hào vì có chồng đang làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió”. Khi tôi hỏi, chị có điều gì nhắn gửi tới các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở vùng biển Hoàng Sa, chị quả quyết: “Các anh cứ yên tâm công tác, ở đất liền đã có chúng em lo lắng chu toàn mọi việc gia đình. Các anh hãy kiên cường đấu tranh, vững vàng tay súng và mang chiến thắng trở về”. Nói là vậy, song nỗi niềm của người vợ có chồng ra vùng biển Hoàng Sa thời điểm này thật như một mối tơ vò.

Theo Báo Hải Phòng

Xem thêm video clip : 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý