Hậu quả khủng khiếp khi nuốt nhầm pin cúc áo

lover lover @lover

Hậu quả khủng khiếp khi nuốt nhầm pin cúc áo

Nếu chẳng may nuốt nhầm pin cúc áo lithium, chúng sẽ nhanh chóng ăn mòn và làm vỡ các mạch máu trong thực quản rồi lan đến các cơ quan khác, có khả năng gây tử vong chỉ trong vòng một vài giờ.

26/02/2015 02:12 PM
1,483

Bé Ellie Gatrell – 18 tháng tuổi ở Crewe, Anh – đã phải nhập viện do nuốt 1 viên cúc áo lithium vì nghĩ rằng đó là viên kẹo. Cô bé đã sống sót sau 8 tháng điều trị vì bị bỏng nặng nội tạng, gây ra các triệu chứng chảy máu trong nguy hiểm cũng như phải chịu các biện pháp vật lý để khắc phục hậu quả sau đó. Và mặc dù giờ đây cô bé đã có thể ăn được thức ăn bình thường nhưng những di chứng sẽ kéo dài suốt quãng đời còn lại của bé.

 - Ảnh 1

Nhiều bậc cha mẹ - thậm chí đáng đã chết sau khi nuốt pin trong những tháng gần đây.

Chỉ tính riêng nước Mỹ, số lượng các trường hợp nuốt pin dẫn đến chấn thương lớn hoặc gây đã tăng sáu lần tính từ năm 1985.

Tiến sĩ Kate Parkins, bác sĩ tư vấn nhi khoa tại Bệnh viện Đại học Manchester Trust, người đang tham gia vào chiến dịch nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho biết: “Trẻ em lứa tuổi từ mầm non trở xuống thường hay gặp rủi ro nhất vì các viên pin trông sáng bóng có kích thước giống như viên kẹo. Thế là chúng sẽ nhét vào miệng để nuốt”.

Loại pin này được dùng cho đồ chơi trẻ em và các thiết bị tiện ích khác như điều khiển từ xa của xe hơi và TV, những tấm thiệp có tiếng nhạc, đồng hồ… Tổn thương thường sẽ xảy ra khi pin bị mắc kẹt trong thực quản của trẻ. Năng lượng điện từ viên pin kết hợp với nước bọt sẽ sản sinh ra chất sodium hydroxide - hoặc còn gọi là xút ăn mòn. Chúng sẽ nhanh chóng ăn mòn và làm vỡ các mạch máu trong thực quản rồi lan đến các cơ quan khác, có khả năng gây tử vong chỉ trong vòng một vài giờ.

Các triệu chứng sau khi nuốt pin nút áo bao gồm buồn nôn, sốt và ho. Như trong trường hợp trên, cô Nicola mẹ của bé Ellie đã nhận thấy con mình có biểu hiện bất thường khi bé bắt đầu nôn mửa liên tục tại gia đình. Biết bé hay nhét những thứ nhặt được vào miệng, cô Germa đã nghi rằng con mình đã nuốt phải cái gì đó nên mau chóng đưa bé vào bệnh viện. Nhưng bác sĩ lại nói rằng đơn giản đó là chứng ợ nóng và từ chối chụp X-quang để kiểm tra. Nhưng sau đó bé Ellie vẫn tiếp tục nôn mửa mỗi khi ăn và bé còn được đưa đi khám bác sĩ và lần, lần nào mẹ của bé cũng yêu cầu chụp X-quang nhưng không được thực hiện. Phải đến 8 tuần sau đó "Vào thời điểm Ellie đã bơ phờ, gầy và khó thở bất thường” tháng 7/2014, bé mới được các bác sĩ cho chụp X-quang tại bệnh viện Leighton, Crewe.

Hình ảnh X-quang cho thấy một đĩa kim loại tròn có kích thước khoảng 1cm ở dưới cùng của thực quản của Ellie. Và sáng hôm sau các bác sĩ ở bệnh viện Nhi Đồng Manchester đã tiến hành phẫu thuật loại bỏ dị vật này.

Nhưng nguy cơ chết người là vết bỏng sẽ vẫn tiếp tục lan rộng ngay cả khi đã lấy viên pin ra. Máu vẫn tiếp tục chảy ra khỏi mũi, miệng, thậm chí là mắt của cô bé. Hơn nữa, các bác sĩ còn cho biết các mô sẹo đã thu hẹp thực quản của Ellie lại khiến bé chỉ có thể ăn thức ăn lỏng cho đến khi lành vết thương để làm các thủ thuật nong rộng ra.

Bác sĩ tư vấn của cô Nicola cho biết rằng Ellie trong cái rủi đã có cái may vì nếu viên pin bị mắc kẹt cao hơn một chút thì sẽ gần sát với mạch máu chính và đã không thể sống sót. Cô Nicola đã tiến hành khởi kiện bệnh viện cũ vì họ đã không chịu tiến hành chụp X-quang sớm.

 - Ảnh 2

Cô Gemma Espejo-Degraph và con gái Amelie.

Trường hợp tương tự như trên cũng đã xảy ra với cô Gemma Espejo-Degraph, 37 tuổi đến từ Romford, Essex. Cô đã rất tức giận vì khi nói với bác sĩ tại bệnh viện rằng cô nghi con gái Amelie 11 tháng tuổi, đã nuốt cái gì đó nhưng họ vẫn từ chối không cho bé chụp X-quang. Mặc dù sau đó vì sự kiên quyết của cô mà họ phải chụp X-quang nhưng cũng không có ý định khẩn cấp loại bỏ vật lạ găm trong thực quản. Quá sốt ruột, cô Gemma đã đưa con đến khoa Nhi tại Bệnh viện St Bartholomew ở London đêm đó và ở đây các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật để loại bỏ viên pin cho bé Amelie. Lúc đó viên pin đã nằm trong họng của bé 20 giờ liền, xói mòn thực quản và gây ra vết bỏng dài 11cm.

Cô Gemma nói: “Tôi rất mừng vì con con tôi đã may mắn sống sót nhưng vô cùng giận dữ vì viên pin đã có thể được lấy ra sớm hơn, khi còn chưa gây ra hậu quả nặng nề”.

Hiệp hội Phòng chống tai nạn trẻ em Trust, đang tiến hành tư vấn cho các bậc cha mẹ để giữ tất cả các viên pin khỏi tầm với của trẻ em và chỉ mua đồ chơi từ các nhà sản xuất có uy tín để pin không dễ dàng rơi ra ngoài.

Đáng buồn là đã có rất nhiều trẻ em khác không may mắn như 2 trường hợp trên. Nhiều bé đã tử vong sau khi nuốt pin như trường hợp của bé Wsam Noorwali 13 tháng tuổi, từ Leicestershire, hồi tháng 8/2012.

 - Ảnh 3

Hai vợ chồng Ammar và Fatima Noorwali cùng di ảnh của con trai Wsam Noorwali.

Bố mẹ bé Wsam đã đưa bé đến Bệnh viện Royal Leicester khi bé nôn ra máu và cũng bị bác sĩ từ chối chụp X-quang. Khi các bác sĩ vẫn còn đang loay hoay tìm cách đặt ống vào dạ dày hút máu xuất huyết ra ngoài thì bé lại nôn tiếp và chết vì lên cơn đau tim vào sáng hôm sau.

Việc khám nghiệm tử thi tìm thấy m��t viên pin 3V có kích thước của một đồng xu nhỏ trong dạ dày của bé Wsam. Nó đã ăn mòn động mạch chính gây xuất huyết dẫn đến tử vong.

Quá đau buồn vì cái chết của con trai, mẹ bé Wsam, cô Fatima cho hay: “Một phần trong tôi đã chết cùng với con trai tôi. Nhưng tôi không muốn cái chết của con là vô ích. Tôi muốn tất cả các bậc cha mẹ cùng phải nhận thức được những nguy hiểm do pin gây ra”.

Minh Minh (Theo Daily Mail)

Xem thêm Video: Thanh niên 'ngáo đá' châm lửa đốt nhà nghỉ

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý