Hé lộ về đại gia là chủ nhân biệt thự sinh đôi trên đất vàng Hà Nội

baybykiu baybykiu @baybykiu

Hé lộ về đại gia là chủ nhân biệt thự sinh đôi trên đất vàng Hà Nội

Để có được hai ngôi biệt thự sân vườn ngay trên đất vàng, hai vị đại gia này đã đầu tư một số tiền không nhỏ để thuê công ty kiến trúc nổi tiếng thiết kế và giám sát thi công công trình.

03/10/2014 05:33 AM
17,126

Ai đi qua khu vực Linh Đàm cũng sẽ phải suýt soa trước vẻ đẹp của hai ngôi biệt thự được thiết kế đồng nhất nằm trên lô đất hơn 500m2 tại khu Linh Đàm (Hà Nội).

Chủ nhân của hai ngôi biệt thự này là hai anh em ông Lê Vĩnh Sơn và ông Lê Hoàng Hà, ông chủ công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà. Công ty này được biết đến với thương hiệu bồn nước inox, bồn nước nhựa Sơn Hà, máy nước nóng năng lượng mặt trời Thái Dương Năng...

 - Ảnh 1

Hai ngôi biệt thự được thiết kế đồng nhất nằm trên lô đất hơn 500m2 tại khu Linh Đàm (Hà Nội).

Giữa khu biệt thự Linh Đàm, hai ngôi biệt thự của “sếp lớn” công ty Sơn Hà nổi bật hơn hẳn bởi lối kiến trúc theo phong cách kiểu Pháp sang trọng.

Để có được hai ngôi biệt thự sân vườn ngay trên đất vàng, hai vị đại gia này đã đầu tư một số tiền không nhỏ để thuê công ty kiến trúc nổi tiếng thiết kế và giám sát thi công công trình.

Số vốn đầu tư cho công trình này được dư luận đồn đoán chắc phải lên đến hàng chục tỷ đồng.

 - Ảnh 2

Số vốn đầu tư cho công trình này được dư luận đồn đoán chắc phải lên đến hàng chục tỷ đồng.

Ông Lê Vĩnh Sơn, sinh năm 1974, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà khởi nghiệp từ năm 1998, khi thành lập Công ty TNHH Kim khí Sơn Hà, theo nghề kim khí của gia đình ở phố Hàng Thiếc, Hà Nội. Từ sản phẩm duy nhất là bồn nước, ông Sơn hiện là chủ tịch HĐQT của 4 công ty là Năng lượng Sơn Hà, Sơn Hà Sài Gòn, Bất động sản Sơn Hà và là Ủy viên HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Kiến Hưng.

Ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà được bình chọn là nhà doanh nghiệp trẻ và được trao tặng Giải thưởng Sao Đỏ của Ủy ban Trung ương hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

 - Ảnh 3

Đại gia Lê Vĩnh Sơn Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà là một trong 2 chủ nhân của ngôi biệt thự sinh đôi nói trên.

Sơn Hà vốn là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh sản xất, gia công thép không gỉ tại Việt Nam. Công ty nhập khẩu thép không gỉ dạng cuộn, tấm, sau đó cán, hoặc cắt để làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm từ thép như bồn nước inox, chậu rửa inox, ống thép inox, thiết bị nhà bếp…

Nhắc đến Sơn Hà, phần đông nghĩ ngay đến lĩnh vực kim khí với các sản phẩm bồn nước, thái dương năng..., mà không phải ai cũng biết rằng, 7 năm tham gia thị trường BĐS tính đến nay, riêng tại Hà Nội, tập đoàn này đã sở hữu và triển khai ít nhất 7 dự án căn hộ, cao ốc văn phòng tại Kiến Hưng, Đan Phượng, Kim Giang, Tây Hồ Tây, Xuân La...

Từ năm 2012, Sơn Hà “tiến quân” sang một lĩnh vực mới là kinh doanh siêu thị, mở màn bằng việc khai trương Siêu thị Hiway Hà Đông vào tháng 7/2012. Hiway có tổng diện tích 12.000 m2, trong đó 5.000 m2 dành cho khu mua sắm siêu thị với hơn 18.000 mặt hàng được bày bán. Tại thời điểm bước chân sang lĩnh vực bán lẻ khi mở siêu thị đầu tiên, đại diện Sơn Hà cho biết, Hiway chú trọng đến nguồn thực phẩm tươi sống và chế biến sẵn.

Đến cuối năm 2013, Sơn Hà tiếp tục đưa siêu thị thứ hai tại Hà Nội vào hoạt động. Đó là Hiway Ngọc Khánh với diện tích 7.000 m2, bày bán hơn 30.000 mặt hàng.

Tham vọng của Sơn Hà trong 5 năm tới là phát triển thêm 10 siêu thị trên địa bàn Hà Nội, tiếp tục đầu tư mở rộng chuỗi đại siêu thị Hiway trên toàn quốc.

Theo đại diện Công ty Sơn Hà, mục tiêu kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị là phát triển thương hiệu Đại siêu thị Hiway thành thương hiệu bán lẻ riêng thông qua chiến lược kinh doanh thu tận gốc, bán tận ngọn, giảm chi phí trung gian.

Cùng với thông tin hé lộ về các động thái bắt tay với đối tác nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ, cổ phiếu Sơn Hà cũng rục rịch tăng giá trong thời gian gần đây.

Cụ thể, nếu đầu tháng 8, cổ phiếu SHI của Sơn Hà chỉ quanh quẩn dưới 6.000 đồng/cổ phiếu, thì nay, giá cổ phiếu này đã vượt lên mức gần 8.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù vậy, vấn đề của cổ phiếu SHI lại là tính thanh khoản, do phần lớn cổ phần đều do các cổ đông lớn nắm giữ, số cổ phần do các nhà đầu tư nhỏ, lẻ nắm giữ rất ít.

Trong giai đoạn từ tháng 8 trở về trước, mỗi phiên giao dịch chỉ có trên dưới 100.000 cổ phiếu được chuyển nhượng. Từ tháng 8 đến nay, thanh khoản của SHI tuy đã được cải thiện (có phiên đạt giao dịch 700.000 - 800.000 cổ phiếu), nhưng sự cải thiện này chưa thực sự ổn định. Sau một số phiên có khối lượng giao dịch tốt, phiên giao dịch ngày 22/9, khối lượng giao dịch của SHI lại có chiều hướng sụt giảm. Đóng cửa phiên đầu tuần, chỉ có hơn 154.000 cổ phiếu được chuyển nhượng.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Xem thêm video clip : Cam Trung Quốc giả mạo cam Hà Giang tràn ngập thị trường

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý