Hết chui túi nilon đến dùng... săm xe ôtô để vượt sông

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Hết chui túi nilon đến dùng... săm xe ôtô để vượt sông

Để qua được sông, người làng Tăk Rối (Quảng Nam) đã nghĩ ra cách vượt sông bằng săm xe ôtô, trước đó, cô giáo bản Sam Lang cũng phải chui vào túi nilon qua suối.

31/03/2015 03:07 PM
375

Làng Tăk Rối (thôn 4, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) bị cô lập bởi dòng sông Tranh rộng khoảng 70 mét với nhiều ghềnh đá, nước chảy xiết. Người dân nơi đây đã nghĩ ra cách dùng săm ôtô bơm căng để vượt sông thay đò.

Được dẫn lời trên báo Vnexpress, Hồ Văn Tùng (20 tuổi), một thanh niên trong làng nói: "Nếu như qua được sông thì có thể đón xe buýt và đi mất khoảng 10 phút là tới trung tâm xã, còn không phải leo qua dãy núi cao mất khoảng 6 tiếng mới tới".

Để qua được sông, người làng Tăk Rối đã nghĩ ra cách vượt sông bằng săm xe ôtô.

 - Ảnh 1

Một thanh niên đang đẩy khách qua sông trên chiếc ruột xe ôtô (Ảnh VnExpress).

Chiếc săm được bơm căng sau đó dùng các thanh củi gác lên trên rồi chở người và đồ đạc qua sông. Các thanh niên khoẻ mạnh trong làng thường được giao nhiệm vụ bơi phía sau để đẩy chiếc "đò" này mỗi lần có người qua sông. "Ở đây từ già đến trẻ muốn qua sông để đi chợ, đi làm… đều phải vượt sông bằng cách này", Hồ Thị Hang (21 tuổi) nói.

Trước đó, vào năm 2014, tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cũng xảy ra tình trạng cô giáo và học sinh bản Sam Lang chui vào túi nilon để qua suối.

Video tham khảo:

Đắk Lắk: Hiểm họa từ việc vượt sông bằng dây

Theo tin tức trên báo Vietnamnet, đoạn đường từ trung tâm xã Nà Hỳ vào bản Sam Lang dài 17km nhưng đi xe máy phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ. Vào mùa khô, xe máy phải vượt qua nhiều dốc cao vút và nhiều đoạn suối cắt ngang.

Còn vào mùa mưa, bản Sam Lang như là một ốc đảo "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Con đường vào bản có độ dốc cao, trơn trượt nên không ai dám đi xe máy và nếu có đi bộ thì cũng rất khó khăn để vượt qua được dòng nước lũ của con suối Nậm Pồ.

Ông Giàng A Chính, Trưởng bản Sam Lang cho biết: Mùa khô, người dân bảo nhau góp gỗ, tre, nứa làm cầu tạm để đi nhưng mới chớm vào mùa mưa, nước lũ ở suối Nậm Pồ dâng cao đã cuốn trôi mất. Bà con không đi lại được, giáo viên học sinh không thể đến trường thế nên bà con đã nghĩ ra sáng kiến chui người vào những túi nilong lớn để qua suối.

 - Ảnh 2

Cảnh đi qua suối dữ cắt từ clip (Nguồn Tuổi trẻ).

“Khi nằm trong túi nilon, nó cứ chao đảo, rất sợ hãi, tôi không dám mở mắt, tới giữa dòng, không khí trong túi nilon cạn kiệt tôi phải cố nín thở và cầu mong nhanh chóng qua tới bờ bên kia”, cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mầm non công tác tại điểm trường mầm non Sam Lang nói.

Bản Sam Lang có 2 điểm trường tiểu học và mầm non gồm 5 phòng học (4 lớp tiểu học và 1 lớp mầm non 5 tuổi). Cả 2 điểm trường này đều nằm ở nhóm Sam Lang 1 và Sam Lang 2. Học sinh ở nhóm dân cư Sam Lang 3 để đến trường trong mùa mưa thì trung bình mỗi ngày phải 2 lần chui vào túi nilong qua suối.

Sau khi xem clip các cô giáo qua suối bằng túi nilông, Bộ GTVT huy động nhiều nguồn vốn để xây dựng cây cầu treo mới trong thời gian ngắn kỷ lục 20 ngày với điều kiện đi lại khó khăn và hiểm trở.

Ngày 5/5, tại Bản Sam Lang, Bộ GTVT khánh thành cây cầu treo Sam Lang.

Minh Anh

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý