Hiểm họa khó lường từ việc chăm sóc móng không đúng cách

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Hiểm họa khó lường từ việc chăm sóc móng không đúng cách

Quá trình làm móng dễ khiến tay bị trầy xước, thậm chí chảy máu... dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm cho phái đẹp.

03/09/2015 05:46 PM
708

Từ những vết thương nhỏ...

Không đơn thuần là làm đẹp, chăm sóc móng giúp phái đẹp thể hiện sự tinh tế khi biết chăm sóc bản thân một cách toàn diện. Tuy nhiên, không phải ai cũng khéo tay để có thể tự làm móng tại nhà. Nhiều phụ nữ đã tìm đến sự hỗ trợ của các thợ làm móng chuyên nghiệp.

Xem thêm video:

Tuy nhiên, trong quá trình làm móng, các thao tác cắt da, lấy khóe, đẩy da chết… bằng các dụng cụ sắc nhọn như kềm, sủi da, móc khóe dễ dẫn đến việc trầy xước, thậm chí chảy máu. Vết thương ấy tưởng chừng như nhỏ thế nhưng nếu không được xử lý đúng cách, hoặc người thợ dùng chung các dụng cụ cho nhiều khách hàng mà không có biện pháp khử trùng đảm bảo hay chỉ rửa sơ xài bằng cồn, axeton thì sẽ dễ dẫn đến các bệnh lây nhiễm.

 - Ảnh 1Phóng to

Các dụng cụ làm móng cần phải được khử trùng tuyệt đối.

Chị Ngọc Thanh (nhân viên văn phòng) vẫn sởn da gà khi nhớ lại câu chuyện của mình. Trong một lần đi làm móng tại tiệm nhỏ gần nhà, cô nhân viên vô tình làm chị bị đứt tay chảy máu. Vết xước nhỏ chẳng hề hấn gì, lại được nhân viên nhanh tay lấy bông và cồn sát trùng nên chị yên tâm là an toàn. Ai ngờ chỉ vài ngày sau, vết thương nổi chấm mủ, sưng tấy đỏ và đau. Đi khám bác sĩ thì mới biết là chị đã mắc bệnh chín mé (nhiễm trùng ở khóe móng). Phải mất cả tuần uống thuốc và điều trị, móng tay chị mới trở về tình trạng bình thường.

... đến những mầm bệnh nguy hiểm

Các biện pháp sát trùng dụng cụ làm móng bằng cồn hay axeton không đảm bảo tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn gây bệnh, dễ dẫn đến các bệnh về móng. Điển hình như bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus), dân gian gọi là bệnh chín mé. Bệnh này lây nhiễm bằng cách xâm nhập qua các vết xước. Bệnh có diễn biến dai dẳng, dễ tái phát, dẫn đến mưng mủ hoặc gây áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, người bệnh phải tháo móng, viêm xương khớp hoặc viêm bao dịch gân gấp.

Nấm móng cũng là bệnh dễ bị lây khi dùng chung dụng cụ làm móng không được sát trùng đúng cách. Bệnh bắt đầu từ một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng, sau đó phát triển làm móng dày lên, giòn xốp, bị bóp méo hình dáng rồi chuyển thành màu tối rất khó nhìn, có mùi hôi và gây đau đớn. Người mắc bệnh này phải điều trị trong thời gian dài, nếu không điều trị đúng cách sẽ lây sang các móng khác.

 - Ảnh 2Phóng to

Dùng chung dụng cụ làm móng ẩn chứa nhiều mầm bệnh gây nguy hiểm cho chị em. Các bệnh thường thấy gồm nấm móng, viêm gan B,C, chín mé, HIV...

Bệnh Paronychia hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng quanh móng cũng là nguy cơ tiềm ẩn với người chăm sóc móng không đúng cách. Bệnh tiến triển nhanh, gây nhiễm trùng vùng da bao quanh móng với biểu hiện là nóng đỏ xung quanh, có mủ và sưng tấy đau đớn. Nguyên nhân chính do sử dụng các kềm cắt da không vệ sinh cắt và xé các lớp biểu bì, vành da mỏng bên lề ngoài của móng. Nếu không được điều trị, bệnh có thể phát triển gây viêm tủy xương của các ngón và để lại di chứng về khả năng vận động.

Dụng cụ làm móng không được sát trùng đúng cũng là nơi trú ẩn lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại, có thể trở thành vật trung gian lây nhiễm các bệnh nguy hiểm như viêm gan B và C, thậm chí là HIV (theo kết luận của một nghiên cứu được đưa ra tại hội nghị khoa học thường niên của American College of Gastroenterology tại Mỹ).

Để vừa có bộ móng đẹp, vừa an toàn cho sức khỏe, chị em phụ nữ nên giám sát việc cắt tỉa da, móng đúng cách, không cho nhân viên làm quá sát và tuyệt đối không để chảy máu. Tuy nhiên, cách đơn giản và yên tâm nhất là mỗi chị em nên trang bị một bộ dụng cụ làm móng riêng.

Theo Tri thức trực tuyến

Xem thêm video:

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý