Hoàng Sa - Trường Sa nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Hoàng Sa - Trường Sa nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc

Từ tập hợp các bài nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đã ra mắt quyển sách Hoàng Sa Trường Sa nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc.

17/12/2014 03:32 PM
739

Theo tin tức từ báo Tuổi trẻ, đây là hướng nghiên cứu độc lập của một nhà nghiên cứu độc lập. Trong khi các nhà sử học trong nước nghiên cứu lịch sử Việt Nam để chứng minh chủ quyền có thực của Việt Nam trong lịch sử đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì Phạm Hoàng Quân nghiên cứu từ lịch sử Trung Quốc để chứng minh các triều đại trong lịch sử của Trung Quốc chưa từng xác lập chủ quyền tại hai quần đảo nói trên.

 - Ảnh 1

(Ảnh: Báo Tuổi trẻ).

Nói về lý do ra đời quyển sách ấp ủ suốt 10 năm này, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân chia sẻ: “Nhằm chứng minh rằng qua nhiều nguồn sử liệu Trung Hoa, nhà nước Trung Quốc trong lịch sử từ thời nhà Hán đến thời nhà Thanh chưa từng quản lý và xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và vùng biển Đông Việt Nam hay vùng biển Đông Nam Á”.

 - Ảnh 2

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân. (Ảnh: Báo Tiền phong).

Trước đó, cuối tháng 5/2014, trả lời câu hỏi sự thật về "cái gọi là chủ quyền "của Trung Quốc ở Hoàng Sa - Việt Nam trên báo điện tử Đài tiếng nói VN, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đã cho biết, bắt đầu từ Nhà Hán (203TCN - 220 ), Trung Quốc đã có những bộ chính sử do một cơ quan chuyên môn của triều đình biên soạn và công việc này được duy trì cho đến hết thời Nhà Thanh. Tức là mỗi triều đại Phong Kiến ở Trung Quốc đều có những bộ sử riêng như Hán sử, Đường sử, Tống sử, Minh sử.v.v... Một vùng đất thuộc lãnh thổ của Trung Quốc thì phải được biên chép trong "địa lý chí" thuộc các bộ chính sử. Đó là cơ sở để xác nhận sự thiết lập hành chính hoặc đã quản lý. Thế nhưng trong địa lý chí của các bộ chính sử của Trung Quốc đều không có ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa...

Xem thêm clip: Những hình ảnh khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Trung Quốc là đất nước có truyền thống về sử hoá lâu đời nhất thế giới nên tư liệu lịch sử nói chung của Trung Quốc rất đồ sộ và tư liệu lịch sử liên quan đến Biển Đông cũng rất nhiều. Và, tất cả các ghi chép của "địa phương chí" trong các bộ chính sử của Trung Quốc về lãnh thổ đều thống nhất thừa nhận vùng đất xa nhất của họ ở cực nam là huyện Nhai, của phủ Huỳnh Châu, đảo Hải Nam.

Linh San (tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý