Hoạt động của Trung tâm Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các bệnh viện chủ yếu là giặt, là, sấy

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Hoạt động của Trung tâm Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các bệnh viện chủ yếu là giặt, là, sấy

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, hoạt động tại các Trung tâm Kiểm soát nhiễm khuẩn hiện nay vẫn chủ yếu là giặt, là, sấy...

25/10/2016 10:46 AM
341

Tháng 5/2016, các nhà khoa học Mỹ đã khiến cả thế giới giật mình khi công bố về việc xuất hiện loại siêu vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh.

Trước đó, vào năm 2015, các nghiên cứu của giới khoa học cũng đã cảnh báo về loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm này. Không những thế, các nhà khoa học còn lo ngại các loại vi khuẩn có thể trao đổi gen kháng thuốc với nhau.

Nếu điều đó xảy ra, theo tính toán, vào năm 2050, cứ 3 giây trôi qua, siêu vi khuẩn kháng thuốc sẽ giết chết 1 người. Ước tính mỗi năm, thế giới sẽ chứng kiến 10 triệu người chết vì những căn bệnh thông thường như cảm cúm, sốt hay viêm nhiễm…

Không chỉ xuất hiện ở các nước trên thế giới, mà các loại vi khuẩn kháng thuốc cũng đã tấn công Việt Nam. Đặc biệt là tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện đang gia tăng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, nhân viên y tế, hiệu quả điều trị cũng như kinh tế.

Nói về vấn đề này Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định, đã đến lúc Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

Hoạt động của Trung tâm Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các bệnh viện chủ yếu là giặt, là, sấy

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhận định, ở những nước phát triển công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện được đặc biệt quan tâm và có chiến lược rõ ràng chính vì vậy mà hiệu quả đem lại rất cao. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, công tác phòng chống và kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được quan tâm đúng mực.  

Thứ trưởng cho rằng đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc vấn đề phòng và kiểm soát vi khuẩn kháng thuốc trong bệnh viện và cần phải có những chiến lược, giải pháp phù hợp trong tình hình mới. Có như vậy công tác phòng chống khiểm soát nhiễm khuẩn, khám và chữa bệnh ở nước ta mới đạt kết quả tốt.

“Có những bệnh nhân khi vào viện chỉ bị một bệnh nhưng khi nằm viện mấy ngày thì đã nhiễm tương đối nhiều loại vi khuẩn, vi rút, thậm chí ký sinh trùng… Tôi cho rằng đó là những bài học khá đau lòng, những bài học nhớ đời và không phải rút kinh nghiệm vì sợi dây kinh nghiệm đó nó quá dài mà bây giờ chúng ta phải hành động và nhìn nhận vào thực tiễn là hiện nay tại các bệnh viện vì sao mà tình trạng lây nhiễm chéo, tình trạng vi khuẩn kháng thuốc có xu hướng gia tăng?”,  Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nói.

Để nhìn nhận vấn đề trên một cách thấu đáo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến phân tích: Thứ nhất về quản lý, lãnh đạo các bệnh viện chưa quan tâm đúng mực đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Tại các bệnh viện chúng ta có Trung tâm Kiểm soát nhiễm khuẩn nhưng làm việc tương đối èo uột, chủ yếu là giặt, là, sấy. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ ở các trung tâm thì thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, chuyên môn. Đời sống, công việc, đầu tư máy móc cũng như công tác nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức của nhân viên làm việc tại các Trung tâm Kiểm soát nhiễm khuẩn ít được để ý, quan tâm.

Thứ hai là các Trung tâm Kiểm soát nhiễm khuẩn chưa đưa ra được khung nội dung hoạt động mà lẽ ra hoạt động này đóng vài trò rất quan trọng trong công tác kiểm tra, đánh giá lây nhiễm chéo như thế nào, phòng bệnh ra làm sao… Ở các bệnh viện đa số đều có phòng vi trùng, phòng vi sinh, nuôi cấy…nhưng sự phối hợp giữa các phòng với nhau với Trung tâm Kiểm soát nhiễm khuẩn chưa chặt chẽ. Mặc dù Bộ Y tế đã có những chỉ đạo thực hiện, đã có những chiến lược dài hơi nhưng việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Thứ ba là tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi của người dân. Người dân ho một chút là tự động mua kháng sinh về sử dụng còn các dược sĩ ở cửa hàng thuốc người dân mua gì bán đấy. Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra chưa được siết chặt…Chính vì điều này mà Việt Nam đứng vào top đầu trong việc sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Những vấn đề trên xảy ra hằng ngày, hằng giờ khiến tình trạng nhiễm vi khuẩn kháng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay khá nặng nề. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nhân viên y tế, hiệu quả điều trị, kinh tế mà còn làm tăng tỷ lệ tử vong.  

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý