Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD nói gì về thông tin trên Facebook?

mesu mesu @mesu

Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD nói gì về thông tin trên Facebook?

Thông tin trên mạng internet là rất quan trọng. Về mặt tích cực, thông tin giúp rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, chỉ qua điện thoại di động đã có thể biết được thông tin.

26/04/2015 09:35 AM
296

Trong thời gian qua, hoạt động của nhiều doanh nghiệp bị cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay, hàng loạt Fanfage kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước được cộng đồng mạng lập ra.

Mới đây nhất cộng đồng mạng từng xôn xao về cuộc tẩy chay sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Trước đó, hàng loạt sản phẩm của các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, sữa, xe máy... cũng từng bị 'dính đòn'. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quyền lợi của hàng nghìn người lao động và chính quyền lợi của người tiêu dùng (NTD).

Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng. Ông Hùng cho biết: “Đối với bất kỳ sản phẩm của doanh nghiệp nào, trước khi tẩy chay, chúng ta cần phải hết sức cân nhắc, thận trọng, vì có thể làm ảnh hưởng tới công ăn việc làm của hàng nghìn người lao động”.

   - Ảnh 1

Thưa ông, hiện nay trong thời đại thông tin bùng nổ, nhất là mạng xã hội, đã xuất hiện tình trạng đưa thông tin lập lờ, nước đôi để nói xấu về sản phẩm, nhãn hàng của doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia. Đứng ở góc độ của một hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

- Có thể nói, trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, thông tin trên mạng internet là rất quan trọng. Về mặt tích cực, thông tin giúp rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, chỉ cần qua điện thoại di động đã có thể biết được thông tin. Tuy nhiên, mặt trái của nó là gì?. Theo Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, quyền được thông tin là một trong 8 quyền của người tiêu dùng, nhưng đó phải là thông tin chính xác, thông tin đầy đủ về sản phẩm.

Song hiện nay, thông tin bị nhiễu, thậm chí có thông tin còn cố tình nhầm lẫn là khá phổ biến. Việc này đặt người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính trước một thách thức là, người tiêu dùng sẽ rất khó có sự lựa chọn cho mình sản phẩm, mà quyền được lựa chọn cũng là một trong 8 quyền của người tiêu dùng.

Trong trường hợp này, có nhiều thông tin cứ lập lờ, cố ý, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, làm cho họ ngộ nhận, nhầm lẫn. Phía tổ chức cá nhân làm ăn chính đáng, trước những thông tin của các đối thủ cạnh tranh như vậy sẽ gây thua thiệt cho họ.

Ngoài trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác của doanh nghiệp, bản thân cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải có giải pháp gì để đảm bảo thông tin đó, thưa ông?

- Tôi cho rằng, vấn đề đặt ra là, yêu cầu thông tin cung cấp cho người tiêu dùng dưới mọi hình thức, từ nhãn hàng hóa, rồi các quảng cáo, các hình thức tiếp thị khác phải chính xác và đầy đủ. Muốn như vậy, không chỉ phụ thuộc vào người sản xuất, kinh doanh muốn làm ăn trung thực, mà còn phụ thuộc vào các cơ quan chức năng, đóng vai trò tạo ra một thị trường lành mạnh như cơ quan quản lý quảng cáo thì phải quản lý về quảng cáo.

Ngay cả bên thứ 3 đưa tin không chính xác cũng phải chịu trách nhiệm, chưa nói đến đến trách nhiệm của người đưa tin. Như vậy, ngoài trách nhiệm trực tiếp của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải có trách nhiệm.

Nói về trường hợp cụ thể, trên mạng xã hội hiện nay, đang có các trang fanpage được lập ra để tẩy chay các nhãn hàng của THP. Điều này không chỉ làm tổn hại đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn làm người tiêu dùng hoang mang. Vậy theo ông, trong trường hợp này, chúng ta phải đối phó và xử lý ra sao trước những thông tin đó?

- Trước hết, mạng xã hội là một thực thể đang tồn tại, mà để quản lý rất là khó, nhưng tác động của nó lại rất lớn. Tại sao?, bởi nó có khả năng cập nhật, lan truyền rất nhanh, nhưng vấn đề quan trọng là những thông tin đưa lên đó, không có ai chịu trách nhiệm như báo chí còn chịu trách nhiệm khi đưa thông tin sai, tức “tre còn có chỗ chẻ”. Còn mạng xã hội, thì không ai chịu trách nhiệm.

Thành ra, khi tiếp nhận thông tin này rất khó cho người tiêu dùng, vì họ không đủ khả năng để nhận biết thông tin nào là thật, thông tin nào là nhiễu, đây cũng là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Theo tôi, cái chính là cơ quan nhà nước phải sớm đưa ra kết luận và công bố thông tin trên báo chí, thì mạng xã hội sẽ không còn khả năng tung những thông tin như vậy.

Có những nghi ngời cho rằng, những trang fanpage đó được lập nên thực ra là do chính các đối thủ cạnh tranh làm hoặc tài trợ nên mới có “đất sống”?

- Đôi khi, tôi cũng không biết họ làm việc đó lợi cái gì, nếu là bàn tay của đối thủ cạnh tranh, thì đúng là mạng đó có “đất sống” thật. Còn có trường hợp tung tin lên chỉ là do một sự kích động nào đó thì thông tin lên cũng chỉ như thế thôi.

Trong Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, tẩy chay cũng là một quyền của người tiêu dùng được quy định rất rõ. Vậy, theo ông khi nào thì người tiêu dùng nên dùng đến vũ khí này?

- Trong Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, có điều ghi rõ là quyền được lựa chọn. Người tiêu dùng có quyền mua hàng của doanh nghiệp A hay B hoặc sản phẩm A- B, đó là quyền được lựa chọn, còn khi người tiêu dùng không mua sản phẩm đó, thì có thể được coi như là một sự tẩy chay. Đứng về mặt luật pháp, người tiêu dùng có quyền đó.

Riêng về phía Hội chúng tôi, cho đến nay, chúng tôi cũng chưa vận động tẩy chay doanh nghiệp, nhãn hàng nào cả, bởi khi sử dụng đến vũ khí đó sẽ như con dao hai lưỡi, nên phải rất cẩn trọng.

Tôi muốn nói, cần phải rất cân nhắc khi tẩy chay hoặc vận động tẩy chay sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó, bởi vì ít nhất phải xem hệ quả đằng sau đó là cái gì. Đó là công ăn việc làm của rất nhiều người lao động sẽ bị ảnh hưởng, nên phải hết sức cẩn trọng.

Nhưng như trường hợp của THP, dù chưa có kết luận của cơ quan chức năng về chất lượng sản phẩm, song vẫn có rất nhiều người kêu gọi tẩy chay. Theo ông, điều này có xác đáng?

- Tẩy chay cũng phải dựa trên cơ sở nào đó, như bây giờ cơ quan chức năng người ta chưa có công bố rõ ràng, thì mình cũng phải rất cân nhắc. Quan điểm của chúng tôi là như thế.

Một doanh nghiệp nói xấu trên mạng xã hội có hệ thống như trường hợp của THP hiện nay, họ, có thể được coi là nạn nhân không, thưa ông?

- Đương nhiên trong trường hợp này, họ là nạn nhân vô tình trên mạng xã hội.

Vậy trong trường hợp khi đã biết mình là nạn nhân của một trò cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp có quyền được gửi đơn lên các cơ quan chức năng để đề nghị được hỗ trợ?

Chắc chắn, đó là quyền của doanh nghiệp.

Thông tin gây nhiễu của cộng đồng mạng liệu có xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng không thưa ông?

Quyền của người tiêu dùng ở đây được hiểu là quyền được thông tin chính xác, còn rõ ràng nếu tung tin nhiễu, thì anh đã xâm phạm vào quyền của người tiêu dùng rồi. Không những chỉ gây cho người tiêu dùng hoang mang, còn khiến họ không có quyền được lựa chọn. Trong quyền được thông tin của người tiêu dùng chúng ta tách ra 8 quyền nhưng thực tế lại quan hệ biện chứng với nhau, anh thông tin chính xác thì người tiêu dùng mới lựa chọn được. Còn thông tin mập mờ, nước đôi sẽ khiến người tiêu dùng không lựa chọn được.

Xin cảm ơn ông!

Quang Tuấn

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý