Hy Lạp chính thức vỡ nợ, dân ồ ạt chạy sang Úc xin định cư

mesu mesu @mesu

Hy Lạp chính thức vỡ nợ, dân ồ ạt chạy sang Úc xin định cư

Quỹ bình ổn tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (EFSF) đã chính thức tuyên bố Athens mất khả năng thanh toán. Và khoảng 20,000 người dân nước này đã ồ ạt đổ sang Úc xin định cư.

04/07/2015 07:33 AM
244

Ba ngày sau thời hạn chót Hy Lạp phải thanh toán nợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Quỹ bình ổn tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (EFSF) đã chính thức tuyên bố Athens mất khả năng thanh toán, động thái có thể khiến Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone ngay lập tức, kéo theo nhiều hệ lụy cho khu vực.

EFSF đưa ra tuyên bố trên trước thềm cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp về chính sách kinh tế khắc khổ nhưng chưa yêu cầu Athens phải thanh toán ngay các khoản nợ.

   - Ảnh 1

Người dân Hy Lạp xếp hàng chờ rút tiền trong khi các ngân hàng đóng cửa trong nhiều ngày.

EFSF có chức năng hỗ trợ các quốc gia thành viên Eurozone gặp khó khăn và hiện đang quản lý số nợ cũng như trái phiếu chính phủ của Hy Lạp với tổng trị giá lên tới 144,6 tỷ euro (160 tỷ USD).

Giám đốc EFSF Klaus Regling cho biết việc đưa ra tuyên bố trên đang gây ra những quan ngại sâu sắc và dẫn tới hệ quả gay go cho nền kinh tế, cũng như chính phủ và người dân Hy Lạp.

Trong thời gian tới, EFSF sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước trong Eurozone, Ủy ban châu Âu (EC) và IMF về vấn đề nợ của Hy Lạp.

Hiện Hy Lạp đang đối mặt với hai luồng công luận trái chiều về chính sách kinh tế khắc khổ. Theo kế hoạch, Hy Lạp sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về chính sách "thắt lưng buộc bụng" theo yêu cầu của các chủ nợ vào ngày 5/7, trong bối cảnh người dân nước này vẫn chưa ngã ngũ về việc nên ủng hộ hay phản đối.

Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker cảnh báo Hy Lạp sẽ bị yếu thế rất nhiều trong đàm phán với chủ nợ, nếu như người dân nước này nói "không" với chính sách khắc khổ.

Ngay kể cả khi câu trả lời là "có", các cuộc đàm phán cũng vẫn rất khó khăn. Mặc dù vậy, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras vẫn cam kết sẽ tôn trọng quyết định của người dân và tiến hành bước đi cần thiết theo Hiến pháp.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Gianis Varoufakis cảnh báo chính phủ sẽ từ chức nếu người dân nói "có" với kế hoạch khắc khổ. Trong phát biểu mới nhất trên truyền hình ngày 3/7, Thủ tướng Tsipras kêu gọi các chủ nợ quốc tế xóa 30% nợ cho Hy Lạp và gia hạn thanh toán 20 năm cho 70% số nợ còn lại nhằm đảm bảo khả năng chi trả trong tương lai.

Hiện nợ quốc gia của Hy Lạp đã lên tới 180% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trước tình thế nguy hiểm này của đất nước, khoảng 20.000 người dân Hy Lạp đã ồ ạt kéo đến xin định cư ở Úc.

Người có thân nhân ở Úc đã ồ ạt kéo đến nước này, hình thành làn sóng di dân rời khỏi Hy Lạp lớn nhất kể từ khi nước này trải qua cuộc nội chiến vào thập niên 1940 khiến hơn 150.000 dân phải chạy sang nước Úc.

Thế hệ người Hy Lạp di cư hiện nay có trình độ cao hơn ông cha mình, nhưng họ ra đi vẫn trong tình trạng trắng tay như vậy và phải sống vật vạ nhờ vào tấm lòng của những kiều bào ở Úc. Các tổ chức phúc lợi xã hội Úc ước tính có từ 10.000 đến 20.000 người Hy Lạp đã đến Úc trong thời gian gần đây, phần lớn là những người có 2 quốc tịch hoặc có người thân ở Úc.

Ông Peter Jasonides, giám đốc Viện Giáo dục Trung học và Đại học Úc, cảnh báo: “Mọi người đừng đổ xô ra nước ngoài một cách mù quáng, đừng mong đợi rằng sẽ có người chờ đón họ tại sân bay với tấm biển rằng họ sẽ có việc làm ngay”.

Với những người Hy Lạp được đặt chân đến Úc nhờ có người thân hoặc vợ/chồng bảo lãnh, họ biết rằng có rất nhiều người ở quê nhà đang chìm ngập trong cảnh nợ nần, thất nghiệp. Con đường duy nhất để họ có thể ra tháo chạy khi không có người thân ở nước ngoài là xin thị thực sinh viên hoặc nhập cư dưới diện lao động có trình độ cao, nhưng họ sẽ phải chờ đợi trong thời gian dài với mức phí rất cao.

Thanh Ngọc

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý