Kết hôn đồng tính: Trái quy luật nhưng là nguyện vọng

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Kết hôn đồng tính: Trái quy luật nhưng là nguyện vọng

Từ một clip nhỏ được tung lên mạng xã hội, đám cưới đồng tính nói riêng và hôn nhân đồng tính nói chung đang khiến dư luận, cơ quan chức năng đắn đo, cân nhắc để phù hợp với văn hóa phương Đông nhưng vẫn không o ép người đồng tính.

03/05/2014 10:59 AM
924

Trái quy luật với số đông nhưng là nhu cầu nguyện vọng chính đáng của người đồng tính!

Ban đầu, người đồng tính còn e dè chia sẻ những hình ảnh hạnh phúc bên nhau. Thế nhưng, sự cởi mở của cộng đồng đã giúp họ tiến xa trong quá trình khẳng định quyền mưu cầu hạnh phúc. Những đồng tính liên tục xuất hiện trên c��c trang cá nhân rồi lan sang các báo đài có uy tín với những bình luận trái chiều.

PGS.TS Phan An (viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ) đánh giá: “Đám cưới đồng tính bắt đầu xuất hiện trên khắp các báo đài không chỉ trên mà Việt Nam cũng đã có nhiều. Có thể nói, hôn nhân đồng tính là xu thế phát triển chung của thế giới, một số nước trên thế giới đã chấp nhận hôn nhân đồng giới. ở nước ta, một bộ phận đã có dấu hiệu chấp nhận hình thức hôn nhân này nhưng Nhà nước vẫn đang phân vân”.

 - Ảnh 1

PGS.TS Phan An.

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, không chỉ ở các thành phố lớn, nơi cộng đồng có ý thức, tôn trọng những người đồng giới mà ngay cả các vùng quê cũng đã bắt đầu quen thuộc trước hình ảnh yêu đương của tình yêu đồng tính. Bất kể nghề nghiệp, học thức, dường như ở đâu, giới tính nào cũng có tình yêu thực sự.

Rất nhiều người hiểu và thông cảm với người đồng tính, trong đó PGS.TS Phan An cũng nhìn dưới góc độ nghiên cứu mà đồng thuận: “Bản thân tôi cảm thấy cần chấp nhận xu thế hôn nhân đồng giới. Bởi, hôn nhân đồng giới thể hiện quyền mưu cầu hạnh phục của người dân. Chỉ khi chúng ta chấp nhận mối quan hệ đồng tính thì mới có thể tìm ra cách để quản lý. Tôi xem đám cưới đồng tính, hôn nhân đồng giới như một việc rất đỗi bình thường. Chúng ta cần tỏ thái độ cởi mở hơn với người đồng tính”.

Nhiều người còn e ngại hôn nhân đồng giới vì họ cho rằng việc làm này sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì nòi giống và đi ngược lại thuần phong mỹ tục phương Đông.

Nông Minh Đức (đoàn luật sư TP.HCM) cũng đánh giá hôn nhân đồng giới như vậy: “Đối với xã hội Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung, hôn nhân đồng tính còn rất xa lạ, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của cha ông ta bao đời gầy dựng. Chúng ta không nên cổ xúy, dễ dàng chấp nhận cho lối sống thiếu lành mạnh làm băng hoại đạo đức xã hội. Hiện nay, theo tôi tìm hiểu, rất ít quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng giới. ở nước ta, hiện chưa có luật quy định về loại hôn nhân này, Quốc hội có họp bàn nhưng cũng chưa đồng ý. Mỗi công dân đều có trách nhiệm duy trì nòi giống cho xã hội, cho đất nước. Nếu chấp nhận hôn nhân đồng giới, chúng ta đã rũ bỏ trách nhiệm hàng đầu để duy trì một xã hội phát triển”.

Nhìn nhận yếu tố duy trì nòi giống sẽ gây khó khăn để xã hội chấp nhận hôn nhân đồng giới, PGS.TS Phan An phân tích: “Hôn nhân đồng giới ảnh hưởng đến giống nòi thì đã chắc chắn có một phần nào đó. Tuy nhiên, cho đến nay, mức độ ảnh hưởng đó chưa ở mức báo động mà chủ yếu cho chúng ta thấy một hệ quả tất yếu của phát triển xã hội mà thôi. Cho nên, tốt nhất, chúng ta nên chấp nhận và tìm cách định hướng, tìm giải pháp quản lý hơn là cấm đoán, phản đối. Chúng ta càng phản đối thì người đồng tính lại càng tìm cách đối phó. Mặc dù, hình thức hôn nhân này trái với quy luật tự nhiên, nhưng nó lại thuộc về nhu cầu tất yếu của một bộ phận người đồng tính”.     

Làm gì để chuẩn bị tâm lý cho cộng đồng trước khi "đòi hỏi" hôn nhân đồng tính?

Nhiều luồng ý kiến cho rằng, người đồng tính rất ích kỷ khi đòi hỏi hôn nhân đồng tính khiến thực trạng xã hội méo mó. Tuy nhiên, qua khảo sát và xin ý kiến của một số người đồng tính hoạt động năng nổ trên các lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy họ rất nghiêm túc và lo nghĩ cho người thân, cộng đồng sẽ sốc trước khi quyết định công khai hôn nhân đồng giới.

 - Ảnh 2

Cặp đôi đồng tính trong ngày công khai đám cưới.

Bạn N.B.T (25 tuổi, Bình Dương) làm việc tại cơ quan truyền thông chia sẻ: "Thực sự, tôi không hề nghĩ đến một đám cưới đồng tính với người mình yêu thương. Bởi lẽ, tôi vẫn chưa đủ can đảm để thuyết phục gia đình chấp nhận. Hiện nay, sự kỳ thị của cộng đồng đã bớt phần ghê gớm nhưng vẫn còn đó phần đông người chưa chấp nhận được người đồng tính, cũng bình thường thôi".

Cũng như T., bạn P.T.D (27 tuổi, TP.HCM) đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cho biết: "Tôi đang có một tình yêu chân thành với người yêu đồng giới. Tuy nhiên, cả hai đều thỏa thuận yêu chứ không bao giờ nghĩ đến việc cưới xin. Tôi nghĩ người đồng tính "kín" sẽ không phô trương tình cảm để mọi người thấy mà thường chọn cách lặng lẽ quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Để đến một đám cưới, một mối ràng buộc hôn nhân đồng tính, tôi nghĩ phải trải qua rất nhiều bước, trong đó quan trọng nhất là chuẩn bị tâm lý cho gia đình, bạn bè, cộng đồng. Chúng tôi chỉ đến với nhau công khai khi tâm lý của mọi người đã ổn định trong cách nhìn nhận và pháp luật chấp nhận hôn nhân đồng giới".

Theo T. và D., một số đám cưới đồng tính diễn ra có thể do người thân của họ đã hiểu và ủng hộ hoặc họ bất cần đời, chỉ quan tâm đến hạnh phúc cá nhân. Nhiều năm gắn bó với người đồng tính, bạn Lê Nguyễn (Giám sát viên dự án cho Nam giới, người đồng tính FHI 360) khẳng định: "Người đồng tính rất có nhu cầu kết hôn để được tôn trọng chứ không phải lén lút yêu đương. Theo tôi, chỉ có một bộ phận người đồng tính chơi trội, sống thiếu lành mạnh chứ thực tế họ đều sống và yêu rất chân thành. Nhiều cặp đôi chẳng cần đám cưới vẫn sống với nhau trên 10 năm.

Hôn nhân người đồng tính thực sự không có nhiều ràng buộc như con cái nhưng về vấn đề tài sản rất phức tạp. Họ bỏ nhau rất dễ dàng nên gây ra khó khăn trong công tác quản lý. Thế nên, hôn nhân đồng tính chưa được sự đồng thuận của nhiều người cũng xuất phát từ các lý do này. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận hôn nhân đồng tính cũng giống như một con người thuận tay trái hay thuận tay phải. Một số ít thuận tay trái còn đa phần thuận tay phải nhưng chung quy lại cũng là bình thường...".          

P.V        

Xem thêm Clip: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lý giải nguyên nhân bỏ điểm sàn             

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý