Khó có thể hiểu hết ý đồ của Trung Quốc qua việc áp đặt ADIZ Hoa Đông

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Khó có thể hiểu hết ý đồ của Trung Quốc qua việc áp đặt ADIZ Hoa Đông

(GDVN) Stefan Soesanto cho rằng ADIZ Trung Quốc ít có khả năng làm gì với yêu sách lãnh thổ trong khi hành động đó đang đi ngược lại quá trình xây dựng lòng tin trong khu vực và chẳng có ích lợi gì trong việc bảo vệ Trung Quốc.

06/12/2013 07:47 AM
1,207


Khu vực nhận diện phòng không Bắc Kinh đơn phương tuyên bố ở Hoa Đông (đường màu đỏ). Ảnh: BBC.


Asia Times Online ngày 5/12 đăng bài phân tích của học giả Stefan Soesanto, một nghiên cứu sinh từ Pacific Forum CSIS nhận xét, việc đơn phương áp đặt khu nhận diện phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời về tham vọng thực sự của Trung Quốc trong tương lai.

Trong khi các nhà phân tích nhanh chóng kết nối ADIZ với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Hoa Đông thì quy mô, thời gian, mức độ thực thi ADIZ này có vẻ không trùng hợp với lợi ích tổng thể trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Quy mô hay kích thước ADIZ Hoa Đông do Trung Quốc tuyên bố cho thấy 2 vấn đề, đầu tiên nó phản ánh tham vọng (bành trướng) lãnh thổ của Bắc Kinh bằng cách đưa nhóm đảo Senkaku vào phạm vi của nó.

Thứ 2, ADIZ Bắc Kinh tuyên bố còn bao trùm lên một mức độ rất lớn ADIZ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nếu Bắc Kinh loại trừ đảo Đài Loan khỏi phạm vi ADIZ trên cơ sở giả định rằng hòn đảo này đã là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, vậy tại sao họ còn cần 1 ADIZ để củng cố tuyên bố chủ quyền khác trong khu vực?

Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 25/11 tuyên bố rằng không có tranh chấp lãnh thổ giữa Seoul và Bắc Kinh ở đá ngầm Ieodo, nếu không tranh chấp lãnh thổ tại sao Bắc Kinh cố tình đưa Ieodo vào phạm vi ADIZ mặc dù Hàn Quốc vẫn quản lý liên tục trong bao nhiêu năm nay và không có tranh chấp ngoại giao nào?

Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.


Về mức độ thực thi của cái gọi là "quy chế" ADIZ Bắc Kinh tuyên bố ở Hoa Đông, trong khi các hãng hàng không dân dụng đã bắt buộc phải tuân theo để tránh mất thị phần, giới quân sự và ngoại giao Washington, Tokyo, Seou, thậm chí là Canberra đã nhanh chóng khẳng định rằng họ không chấp nhận hành động đơn phương thay đổi hiện trạng này.

Sau khi Mỹ điều B-52 chạy qua Hoa Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tiếp đó cũng phái máy bay quân sự hoạt động bình thường mà không báo trước, nhưng cho đến nay chưa có bất cứ phản ứng vật lý nào của Bắc Kinh, điều này cho thấy thái độ của Bắc Kinh linh hoạt hơn nhiều so với "quy chế" ADIZ mà họ đưa ra.

Nếu không quân Trung Quốc không thực hiện các "quy chế" này thì ADIZ Bắc Kinh tuyên bố ở Hoa Đông chỉ có ý nghĩa trên giấy.

Nhận định về động thái này của Bắc Kinh, Stefan Soesanto cho rằng ADIZ Trung Quốc ít có khả năng làm gì với yêu sách lãnh thổ trong khi hành động đó đang đi ngược lại quá trình xây dựng lòng tin trong khu vực và chẳng có ích lợi gì trong việc bảo vệ Trung Quốc.

Nếu ADIZ Bắc Kinh lập ra đơn thuần chỉ nhằm vào Senkaku thì nó đã thảm bại, còn Bắc Kinh cho là nó đóng góp vào hòa bình ổn định của khu vực thì ADIZ Hoa Đông đã tạo ra điều ngược lại.

Đây là một động thái tính toán nghiệp dư của giới chức quân đội và ngoại giao Trung Quốc khi đưa ra khái niệm ADIZ nhằm kích thích chủ nghĩa dân tộc (cực đoan, hẹp hòi), nhưng nó lại tạo ra một cuộc khủng hoảng, nguy cơ xung đột và chủ nghĩa đơn phương, một cơn ác mộng địa chính trị tồi tệ nhất.




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý