‘Không mua vũ khí Mỹ, Việt Nam vẫn mua của nước khác’

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

‘Không mua vũ khí Mỹ, Việt Nam vẫn mua của nước khác’

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại New York mới đây.

30/09/2014 12:31 PM
1,308

Tác giả Ankit Panda hôm nay có bài viết trên The Diplomat về vấn đề Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Bài báo viết: “Tuần trước, tôi đã có vinh dự tham gia vào một cuộc thảo luận tại Hội châu Á với Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh – người đang ở New York để tham dự hội nghị của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Trong khuôn khổ sự kiện này, ông Phạm Bình Minh đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Phát biểu của ông ngụ ý rằng việc tồn tại lệnh cấm này là không bình thường trong quan hệ bình thường của hai nước. Ông nói:

“Gần 20 năm trước, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ và vào năm 2013, chúng tôi thiết lập một quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ giữa hai nước là bình thường và lệnh cấm bán các loại vũ khí sát thương với Việt Nam là không bình thường. Vì vậy chúng tôi dỡ bỏ lệnh cấm này”.

 - Ảnh 1

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong cuộc trao đổi tại Hội châu Á. Ảnh: báo Tin Tức.

Phát biểu của ông Minh xuất hiện 24 giờ sau bài báo độc quyền của Reuters cho biết việc dỡ bỏ lệnh cấm của Mỹ sẽ có trong chương trình nghị sự của ông Phạm Bình Minh trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào đầu tháng 10.

Theo bài báo, máy bay giám sát P-3 Orion có thể là một trong những mục đầu tiên trong danh sách mong muốn của Việt Nam. P-3 sẽ thúc đẩy khả năng tuần tra, trinh sát biển của Hải quân Việt Nam.

Máy bay P-3 là loại lão luyện trong các máy bay chống ngầm. Ước tính giá một chiếc P-3 hiện tại là 36 triệu USD.

 - Ảnh 2

Một chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-3 của Mỹ.

Tại Hoa Kỳ hiện có sự ủng hộ rộng rãi cả trong ngành lập pháp và hành pháp đối với việc Mỹ và Việt Nam tăng cường quan hệ trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn ở Biển Đông. Việc nới lỏng lệnh cấm vận do đó sẽ đại diện cho một nỗ lực ngoại giao của Mỹ với Việt Nam và khu vực và cũng thể hiện chiến lược xoay trục của Mỹ.

Khi được hỏi liệu việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm có làm Trung Quốc khó chịu, ông Minh thoải mái trả lời: “Nếu chúng tôi không mua vũ khí từ Mỹ, chúng tôi vẫn mua của các nước khác. Vì vậy, tại sao Trung Quốc phải khó chịu vì điều đó?”.

Ngoài Hoa Kỳ, còn những đối tác hấp dẫn khác về mua sắm quốc phòng của Việt Nam như Nga và Ấn Độ. Trong chuyến thăm Hà Nội vừa qua, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã ký một biên bản ghi nhớ bao gồm cả phần mở rộng của một khoản tín dụng 100 triệu USD để tạo điều kiện cho Việt Nam mua sắm quốc phòng.

Việt Nam cũng quan tâm đến việc mua các tên lửa BrahMos được Nga-Ấn hợp tác phát triển.

Nhật Bản đầu năm nay cũng cho thấy sự háo hức của họ để mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Trong khi sự hợp tác nói chung giữa hai nước này vẫn đang phát triển tốt, điều đó có thể tạo điều kiện cho Việt Nam tìm nguồn cung ứng thiết bị quốc phòng của Nhật Bản một khi Tokyo nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của họ.

Mặc dù vậy, Ngoại trưởng Minh cũng lưu ý rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí hoàn toàn không thể hiện một liên minh đang phát triển. Ông cũng nhắc lại quan điểm “Ba không” trong chính sách quốc phòng của Việt Nam: không liên minh quân sự, không cho nước ngoài đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, không dựa vào bất kỳ quốc gia nào để chiến đấu”.

Trần Vũ (Theo Diplomat)

Xem thêm video clip : Bộ vũ khí chủ lực của Hải, Lục, Không quân Việt Nam

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý