Kịp thời xử lý khi con bị tiêu chảy

remember1 remember1 @remember1

Kịp thời xử lý khi con bị tiêu chảy

(Sức khỏe) Hè đến là thời điểm mà bé yêu của bạn dễ phát bệnh tiêu chảy. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển, thậm chí, có thể nguy hiểm tới tính mạng của bé. Mẹ hãy nằm lòng những điều sau đây để xử trí kịp thời khi bé bị tiêu chảy nhé!

11/05/2014 11:12 AM
43,178

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc dân gian hay kháng sinh

Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều lý do: đường ruột trẻ bị nhiễm trùng do virus, hoặc do ký sinh trùng, do dị ứng với thức ăn, chế độ ăn không phù hợp lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột... 

Muốn cầm tiêu chảy, phải dùng kháng sinh đặc hiệu cho mỗi loại. Vậy nên, khi con bị tiêu chảy, dù sốt ruột cầm tiêu chảy cho con nhưng các mẹ hãy cẩn thận. Bởi dùng không đúng có thể làm rối loạn thêm vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa của trẻ, làm cho tiêu chảy kéo dài. Nếu như trẻ tiêu chảy do virus thì thuốc cầm tiêu chảy không có tác dụng diệt virus. Tệ hại hơn,nó làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột. Khi trẻ vẫn đang mắc tiêu chảy nhưng lại bị liệt ruột khiến phân không bài xuất được ra ngoài gây ứ đọng lại trong ruột khiến trẻ bị thủng ruột, tắc ruột.

Có một số mẹ lại điều trị cho bé theo kinh nghiệm dân gian bằng cách cho con uống búp ổi. Theo nghiên cứu, búp ổi chứa nhiều tanin, làm săn niêm mạc ruột, cầm tiêu chảy. Nếu dạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, cách dùng này có thể làm rối loạn tiêu hóa thêm.

Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu sốt, tiêu chảy quá 2 ngày mà không giảm, nôn, da nhăn, mắt lõm... mẹ phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, không tự tiện cho trẻ uống các loại thuốc theo kinh nghiệm dân gian hay kháng sinh.

Bù nước cho bé

Bị tiêu chảy là lúc cơ thể bé đang thiếu nước trầm trọng. Bạn hãy kịp thời bù nước để tránh cho bé những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Khi số lần đi tiêu không nhiều (2-3 lần mỗi ngày), có thể bù nước bằng nước uống hằng ngày hoặc nước trái cây. 

Nếu bé đi tiêu nhiều hơn 3 lần/ ngày, hãy sử dụng những dung dịch bù nước thông dụng như oresol và đặc biệt là phải pha dung dịch đúng theo hướng dẫn. Pha quá ít nước làm lượng muối từ oresol vào trong cơ thể nhiều, khiến lượng muối trong máu tăng cao, có thể gây tổn thương não, khiến trẻ bị sốt cao, co giật, hôn mê thậm chí dẫn đến tử vong. Nên cho 200ml nước sôi để nguội pha với một gói oresol, cho trẻ uống từ từ. "Với trẻ dưới 1 tuổi thì 1-2 phút uống một thìa oresol. Nếu trẻ bị nôn ra, sau 10- 15 phút cho uống lại. với trẻ trên 1 tuổi cũng áp dụng như vậy, nhưng cho trẻ uống từng ngụm nhỏ", bác sỹ Vũ Hữu Thời (Khoa Nhi, BV Bạch Mai) hướng dẫn. Nên duy trì việc bù nước cho đến khi bé đi tiêu phân sệt.

Chế độ ăn uống

Thức ăn của bé cần mềm, lỏng hơn bình thường, và phải đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2 giờ. Vì lúc này trẻ lười ăn, không nên ép trẻ ăn nhiều một bữa như bình thường.

Nếu bé đang bú mẹ thì đây là thời điểm cần cho bé bú nhiều hơn bởi sữa mẹ vừa đủ chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa. Với trẻ bú sữa ngoài, trong một vài trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài, trở nên dung nạp kém với đường lactose trong sữa, nên thay bằng loại sữa không có đường lactose theo chỉ định của bác sĩ.

Tránh những suy nghĩ sai lầm làm nguy hại đến sức khỏe của con như: kiêng khem cho bé quá mức, cho bé ăn cháo trắng với muối vì nghĩ rằng hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, ăn uống bình thường khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn. Thực tế, việc làm đó càng khiến bệnh trẻ nặng hơn vì cơ thể trẻ không đủ dịnh dưỡng để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Bổ sung kẽm cho trẻ

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng không phải cha mẹ nào cũng biết. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo bổ sung chất kẽm cho trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, để giúp thể lực trẻ sớm phục hồi. Vì kẽm là thành phần quan trọng của màng tế bào niêm mạc ruột. Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ mất đi một lượng lớn kẽm qua phân. Nếu không bổ sung kẽm kịp thời, đường ruột sẽ tổn thương nặng, dễ kích ứng và tiêu chảy tái phát.

Mẹ hãy bổ sung kẽm cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn các thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, trái cây... Cũng có thể chọn các thực phẩm có bổ sung kẽm, một số chế phẩm chứa men vi sinh có hàm lượng kẽm khá đầy đủ. Khi dùng kẽm, nên dùng thêm Vitamin A, B6, C, Photpho vì các chất này làm tăng sự hấp thụ kẽm. Tránh sự bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Khuyến cáo không dùng mỗi ngày quá 150mg. 

Men vi khuẩn rất cần cho bé lúc này

Trẻ bị tiêu chảy thường mất lớp vi khuẩn có ích bảo vệ đường ruột. Do đó cần phải bổ sung men vi khuẩn để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng... Nên chọn các loại men vi khuẩn ở dạng bào tử như Biomycare (có thêm kẽm) và Enterrogemina (không chứa kẽm).

Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh cần được chú trọng

Đây là biện pháp đơn giản mà hiệu quả cho bé của bạn, hãy vệ sinh thân thể trẻ thật sạch. Mẹ hay người chăm sóc bé hãy rửa tay thật kỹ trước khi chế biến thức ăn hay sau khi thay tã bỉm cho bé. 

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý