Kỳ 4: "Tai nạn giao thông có giảm nhưng còn nhiều nguy cơ"

mitdac1 mitdac1 @mitdac1

Kỳ 4: "Tai nạn giao thông có giảm nhưng còn nhiều nguy cơ"

(ĐSPL) Có nhiều nguyên nhân gây tai nạn nhưng quan trọng nhất là ý thức tham gia giao thông, đặc biệt là giới trẻ Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho hay.

10/10/2015 07:59 AM
110

Phóng viên báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh văn phòng Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia để cùng vị chuyên gia này nhìn lại thực trạng giao thông dưới góc độ quản lý. Bên cạnh đó, là cả những nỗi niềm của một người đã chứng kiến hàng trăm vụ tai nạn thương tâm trong những năm công tác tại Bộ Giao thông vận tải.

PV: Xin ông cho biết đánh giá của mình về tình hình tai nạn giao thông toàn quốc ở thời điểm hiện tại?

Ông Nguyễn Trọng Thái: Về tình hình an toàn giao thông từ 2012 đến 2014 có nhiều chuyển biến, tai nạn giao thông có chiều hướng giảm, đặc biệt năm 2014, số người chết vì tai nạn giao thông giảm xuống còn 9000 người chết. Trong 8 tháng đầu năm 2015 cũng vậy, các chỉ số về tai nạn giao thông đều giảm.

Tuy nhiên, Ủy ban An toàn giao thông đánh giá, vi phạm trật tự giao thông còn nhiều, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn. Ngoài ra còn xuất hiện 1 số tai nạn đặc biệt nghiêm trọng như vụ ở Đà Nẵng do xe khách đâm xe gia đình hay xe tải đâm xe con trên xa lộ Hà Nội.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn nhưng quan trọng nhất là ý thức của người tham gia giao thông, đặc biệt là giới trẻ. Qua phân tích thì gần 80% các vụ việc tai nạn là do vi phạm trật tự an toàn giao thông gây nên. Trong tổng số người chết do tai nạn, hơn 40% là người trẻ tuổi. Tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng ở vùng nông thôn.

Trong đô thị do mật độ phương tiện đông nên tai nạn ít hơn so với ngoài đô thị. Những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất là các vùng giáp ranh đô thị và ngoài đô thị.

Kỳ 4: "Tai nạn giao thông có giảm nhưng còn nhiều nguy cơ" - Ảnh 1Phóng to

Ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh văn phòng UB ATGT Quốc gia

PV: Thời điểm hiện tại, bộ Giao thông vận tải, ủy ban an toàn giao thông quốc gia đã có những biện pháp như thế nào để khắc phục thực trạng đó?

Ông Nguyễn Trọng Thái: Trong năm nay, UB ATGT lấy chủ đề “"Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng xe" với khẩu hiệu tính mạng con người là trên hết. Với chủ đề như thế để triển khai đồng bộ các giải pháp. Từ việc triển khai các trạm cân lưu động, cắt các thùng hàng quá khổ, … đây là những việc cơ bản. Những vụ tai nạn nghiêm trọng thường do xe tải, xe khách, xe container.

Xe nào có tải trọng càng cao khi xảy ra vấn đề, quán tính cao khiến lực va chạm mạnh khiến hậu quả nặng hơn. Cuối năm 2013, Bộ giao thông vận tải ban hành nghị định 86 về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để siết chặt vận tải hành khách và hàng hóa. Trong đó, các xe kinh doanh phải lắp đặt thiết bị hành trình để từ đó có cơ sở để xử lý.

Các Sở GTVT cũng tăng cường đôn đốc nhắc nhở các doanh nghiệp bố trí lái xe đảm bảo quy định của pháp luật.

PV: Cảm nghĩ của ông khi tiếp xúc với mỗi vụ tai nạn như thế nào?

Ông Nguyễn Trọng Thái: Mỗi khi một vụ việc tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, về mặt công việc, tôi đều được báo cáo để khắc phục tai nạn và tìm ra nguyên nhân, biện pháp để phòng ngừa. Thế nhưng ngần ấy thời gian công tác tại Bộ GTVT, mỗi lần nhận được tin là một lần tôi cảm thấy buồn và đau lòng.

Đặc biệt là các vụ tai nạn giữa xe ô tô và xe gắn máy làm chết nhiều người. Những vụ tai nạn giao thông thương tâm này người bị nạn chủ yếu toàn giới trẻ, mới 18, đôi mươi là niềm hy vọng của cả gia đình. Thế nhưng, vì chủ quan, hậu quả nặng nề, đau xót đã đến với họ.

Ví dụ như tháng 4/2015, một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Gia Lai giữa hai xe gắn máy lưu thông từ đường phụ ra đường chính làm chết 4 người, bị thương 1 người. Khi vụ việc xảy ra, việc phân định lỗi ai đúng ai sai cũng không thể thay đổi số phận của những người xấu số. Chỉ còn lại nỗi đau xót cho những người ở lại.

Chúng tôi cũng tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân nhưng mất mát về người là không gì bù đắp nổi.

Kỳ 4: "Tai nạn giao thông có giảm nhưng còn nhiều nguy cơ" - Ảnh 2Phóng to

Ông Thái phát biểu trong một cuộc họp về an toàn giao thông.

PV: Trong đó, vụ tai nạn nào khiến ông nhớ nhất?

Ông Nguyễn Trọng Thái: Suốt quãng thời gian công tác trong ngành giao thông và cả sau này nữa, có lẽ, tôi không bao giờ có thể quên vụ tai nạn giao thông ở Quảng Bình năm 2009. Thực sự đây là vụ việc vô cùng đau lòng. Hôm đó là ngày 30 Tết, bà con các hộ nghèo nhận được tiền hỗ trợ của chính quyền nên rủ nhau đi sắm sửa. Chủ đò đã lấy gậy để yêu cầu mọi người xuống bớt vì quá tải mà không ai chịu.

Con đò oằn mình chở khoảng 80 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Khi cách bờ khoảng 20 m, nhiều người chen chúc nhau để được lên trước nên đứng trước mũi, cộng với sóng, to gió lớn, nước tràn vào mũi thuyền. Con thuyền bị tắt máy và chìm dần xuống dòng nước. Hơn 40 người đã vĩnh viễn không còn được đón Tết với gia đình.

Sau khi vụ việc xảy ra, các ban ngành vào cuộc quyết liệt, chính quyền địa phương nhận trách nhiệm về việc không quản lý tốt hoạt động vận tải khách. Đây là vụ việc điển hình cho cả nước, để rồi sau đó, những nơi có hoạt động vận tải đường thủy luôn được quan tâm, theo dõi sát sao, giảm thiểu tối đa những nỗi đau do tai nạn.

Xin cảm ơn ông!

Thành Trung (thực hiện)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý