Kỳ diệu khỏi loét dạ dày, tá tràng nhờ cây lược vàng

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Kỳ diệu khỏi loét dạ dày, tá tràng nhờ cây lược vàng

Lương y Lương Huy Ngò là người đầu tiên đưa cây lược vàng lên trồng thử nghiệm ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

24/05/2015 07:03 AM
1,013

Là người đầu tiên đưa cây lược vàng lên trồng thử nghiệm ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Lương y Lương Huy Ngò, (70 tuổi) người dân tộc Tày trú tại khu phố cổ, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang sau thời gian nghiên cứu đã tìm ra bài thuốc đặc trị bệnh loét dạ dày, tá tràng giúp cho nhiều người khỏi bệnh mà không mấy tốn kém.

Tác dụng kỳ diệu từ cây lược vàng

Ông lang Ngò được thừa hưởng nghề thuốc Nam từ ông cha truyền lại. Trước đây gia đình ông vốn là nơi mà người dân quanh vùng tìm đến xin thuốc chữa bệnh. “Khi còn nhỏ bố tôi đã chỉ bảo cho tôi các loại cây thuốc.

Nên chỉ lên 10 tuổi tôi đã có thể nắm bắt được đặc tính của cây thuốc trong rừng mà không bị nhầm với bất kỳ loại khác. Bởi vì, trên rừng có rất nhiều loại cây tựa tựa như nhau nếu không nắm được đặc tính thì rất có thể nhầm lẫn, thậm chí là cây có hại đến sức khỏe”, ông Ngò cho biết.

   - Ảnh 1

Ông Lang Ngò bên cây lược vàng.

Từ năm 1968 đến năm 1972, trong thời gian quân ngũ ông đã từng sử dụng cây thuốc nam chữa trị cho nhiều đồng đội qua cơn nguy kịch. Nhất là khi bị rắn độc cắn, sốt rét rừng hành hạ, hay vết thương nghiễm trùng trong khi điều kiện y tế thời chiến khó khăn… Ra quân trở về địa phương dù tham gia công tác xã hội nhưng vẫn luôn theo nghề bốc thuốc Nam cứu người.

“Cứ ngày nghỉ, lúc rảnh rỗi là tôi lại lên rừng tìm những cây thuốc về phơi khô, rồi cất trong nhà khi có người cần đến là tôi mang ra giúp đỡ bà con”, ông tâm sự.

Anh Vì Văn Đản (38 tuổi) là đồng nghiệp với người con trai út hiện đang là giáo viên cấp II, trường huyện sau nhiều năm bị bệnh loét dạ dày kiêng khem đến khổ nhưng vẫn không thể chứa rứt. Nhiều lần điều trị tại bệnh viện huyện, tỉnh các bác sĩ đều khuyên nên mổ cắt dạ dày, nếu không sẽ tiềm ẩn bệnh ung thư.

Tuy nhiên, anh chưa có điều kiện đi mổ nhưng vẫn dùng rất nhiều loại thuốc đông y, tây y điều trị nhưng chỉ đỡ phần nào. Những ngày trời rét, bệnh dạ dày lại hành hạ đau bứt rứt, nhiều lúc quằn quại mất ăn, mất ngủ.

Trong một lần đến chơi nhà ông lang Ngò biết ông chuyên bốc thuốc giúp mọi người nên anh đã mạnh dạn xin ông cho thuốc. Lúc đó ông Ngò cũng chưa thực sự tin tưởng vào khả năng chữa được hết bệnh nhưng nhớ đến vườn cây lược vàng và những tác dụng mà qua sách vở, tài liệu ông đã quyết định nhận lời.

Ban đầu ông lấy vòi cây lược vàng từ 12 đốt trở lên, dùng 20 vòi cắt nhỏ ngâm rượu, thời gian 45 ngày đem cho người bệnh sử dụng, mỗi ngày trước khi ăn cơm 15 phút uống một li nhỏ (gọi là chén mắt trâu), kết hợp cho bệnh nhân nhai mỗi ngày 6 lá, nhai kĩ rồi nuốt cả bã. Lá hái vào buổi sáng, rửa sạch dùng cả ngày. Sau 20 ngày người bệnh đã cảm thấy bụng yên dần, biểu hiện rõ nhất là không bị ợ hơi, ợ chua buổi sáng đánh răng không bị nôn như trước.

Và chỉ sau hơn 2 tháng tích cực theo phương pháp của ông lang Ngò, anh Đản đi khám lại thì các vết loét đã không còn. Ăn uống đã trở lại bình thường và nhất là người lên cân da dẻ hồng hào. Tiếng lành đồn xa, đến nay nhiều người bị loét dạ dày, tá tràng đến nhờ ông lang Ngò đều được ông cho thuốc chữa khỏi với khoản tiền chỉ bằng ngày công lao động.

Theo lương y Ngò từ lâu dân gian dùng cây lược vàng chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu và còn nhiều tác dụng đối với các bệnh khác nữa như: dùng 50gr lá lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) + 5 giọt dấm ăn làm từ chuối ăn sống trị mất ngủ, đái tháo đường, đầy hơi không tiêu, xơ gan cổ trướng, u gan lành tính, viêm ống dẫn mật, sỏi mật (dạng bùn), ngộ độc thức ăn, ho do viêm phế quản lâu ngày, do viêm họng, bệnh vảy nến, làm sáng mắt, bệnh bạch cầu, chứng cảm mạo phong hàn. Dùng liên tục 5 ngày nghỉ 5 ngày uống tiếp, thời gian sử dụng 1 tháng.

Trong quá trình điều trị bệnh nhân cẩn lưu ý: kiêng ăn bắp (ngô), đu đủ ruột đỏ, cam, mít, nhãn nên ăn trái cây có nhiều dương như: dâu tây, ổi, mãng cầu xiêm, táo tàu khô (táo đỏ), khổ qua, mãng cầu ta, rau muống, canh mùng tơi nấu nấm rơm, sữa chua, kiêng ăn hải sản tôm cua mực, thịt bò.

Nghề cha truyền con nối

Còn với người bệnh được ông chữa khỏi, đều tỏ ý biết ơn, kính trọng bởi ông không chỉ là người Cựu chiến binh với phẩm chất tốt đẹp của “Anh bộ đội cụ Hồ”, mà ông còn là người thầy thuốc, bốc thuốc Nam chữa bệnh, cứu người. Có những bệnh nhân vì hoàn cảnh khó khăn ông còn cho thuốc chữa bệnh, thậm chí cho tiền tầu xe đi lại.

Hiện nay, các con ông đều học hành thành đạt, người làm bệnh viện huyện, người là thầy giáo. Song có điều khiến ông lo lắng khi bài thuốc của ông bị mai một: “Tôi tuổi đã cao, sức khỏe yếu nên cũng muốn truyền nghề cho các con. Nhưng trong số đó chỉ có cậu con trai út là biết chút ít về cây thuốc thì lại làm thầy giáo không biết có tiếp tục theo nghề của bố được không”. Ngoài ra, trước đây cây thuốc rất dễ kiếm, chỉ cần lên cánh rừng phía sau nhà là có thể tìm thấy những loại thuốc mình cần cho việc chữa bệnh.

Tuy nhiên, do việc cây thuốc quý đang dần bị khai thác kiệt quệ nên việc kiếm cây thuốc ngày càng khó, nên ông đã nảy ra ý định giành hẳn một khu vườn sau nhà làm nơi trồng cây thuốc Nam: “Mình trồng đấy khi người bệnh cần mình có thể lấy cho họ dùng ngay, nếu tính khu vườn nhà tôi có hàng trăm loại cây dược liệu quý, mà không phải cứ lên rừng đã tìm được. Trong đó cây lược vàng chiếm một diện tích không nhỏ”, ông cho biết.

Theo ông Phạm Hùng Phẩm - Chủ tịch Hội Đông y huyện Đồng Văn cho biết tin tức: “Đối với huyện vùng cao ngoài việc tuyên truyền người dân khi bệnh tật nên đến khám và điều trị ở các trung tâm y tế xã, huyện. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xác định vốn là một huyện miền núi có nhiều cây dược liệu quý và nhiều bài thuốc dân gian hay nên người bệnh có thể dùng đông tây y kết hợp trong quá trình chữa trị.

Để khách quan cần có những công trình nghiên cứu và đánh giá cụ thể về tác dụng của những bài thuốc và các cây dược liệu quý. Nếu có hiệu quả thực tế thì nên phổ biến rộng rãi để những người bị bệnh được điều trị đơn giản mà hiệu quả cùng với chi phí chữa bệnh thấp nhất.

Nhờ thành phần các chất sinh học hiện diện trong cây cây lược vàng có tác dụng hiệu quả trên cơ thể người, mà cây lược vàng đang được nhiều nước quan tâm nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư.

Những chất này còn có khả năng chữa lành các bệnh mắt, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, và nhiều bệnh khác nữa. Nó làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể.

Toàn cây chứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ. Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C.

Những hoạt chất này còn có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm, hoạt huyết, được dùng để chữa lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím. Dân gian dùng làm phương thuốc chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể.

Hai chất flavonoid được xác định là quercetin và kaempferol. Quercetin là một chất chống oxy hoá tế bào mạnh, có khả năng kháng ung thư và tăng sức bền thành mạch, còn hữu ích trong trường hợp dị ứng, chảy máu thành mạch, viêm thận, thấp khớp, bệnh tim mạch, bệnh mắt và các bệnh nhiễm trùng.

Kaempferol giúp củng cố mao mạch, nâng đỡ thể trạng, tăng sự đào thải nước tiểu và khả năng kháng viêm, được dùng chữa viêm nhiễm, dị ứng và bệnh đường tiết niệu. Hai chất này hợp đồng cộng lực, nhờ đó mà hiệu quả điều trị được gia tăng.

Doãn Kiên - Hoàng Việt

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý